Cung ứng 6.000 chai thuốc chữa tay chân miệng cho các bệnh viện

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/6/2023 | 9:51:42 AM

Việt Nam đã nhập khẩu 6.000 chai thuốc Immunoglobulin điều trị tay chân miệng để cung ứng cho các bệnh viện. Số lượng thuốc trên đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các bệnh viện.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, do tình hình bệnh tay chân miệng vẫn đang có dấu hiệu tăng cao, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở nhập khẩu bảo đảm cung ứng thuốc theo nhu cầu của các bệnh viện trong thời gian sắp tới.

Đối với các thuốc điều trị khác, trong trường hợp có nguy cơ nguồn cung ứng thuốc bị hạn chế, Bộ Y tế đã có sẵn phương án để bảo đảm nguồn cung ứng thuốc. Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động lên phương án dự trữ, mua sắm và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế trong trường hợp thiếu nguồn cung để bảo đảm công tác điều trị và phòng bệnh.

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, hiện nay, các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua có tình trạng thiếu cục bộ thuốc tiêm truyền tĩnh mạch Immunoglobulin.

Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, số lượng bệnh nhân đi hiến máu giảm xuống đáng kể dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu sản xuất Immunoglobulin cũng bị hạn chế trong thời gian dài. Do đó, số lượng thuốc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị trên phạm vi toàn cầu.

Theo thông tin từ các cơ sở sản xuất thuốc tại nước ngoài, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, số lượng bệnh nhân đi hiến máu giảm xuống đáng kể dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu sản xuất Immunoglobulin cũng bị hạn chế trong thời gian dài. Do đó, số lượng thuốc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị trên phạm vi toàn cầu.

Sau khi nhận được các thông tin này, ngay từ cuối tháng 12/2022, Bộ Y tế đã sớm có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở nhập khẩu thuốc phải chủ động dự trù, đặt hàng và mua sắm thuốc theo đúng quy định để đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho điều trị.

Bên cạnh các cơ sở đã chủ động thực hiện dự trù, mua sắm thuốc thì vẫn còn một số cơ sở chưa thực sự chủ động trong việc mua sắm, dự trữ thuốc. Ngoài ra, tình hình bệnh tay chân miệng năm nay diễn biến khá phức tạp, các ca bệnh nặng tăng cao so với các năm trước nên nhu cầu sử dụng thuốc Immunoglobulin cũng tăng đột biến.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 12,6 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Ở Yên Bái, tình hình bệnh tay chân miệng không phát sinh, nhưng người dân cần tuân thủ hướng đẫn của chuyên môn, nhất là làmvệ sinh thân thể và môi trường sống.

Thủy Thanh (bt)

Các tin khác
Hiện nhiều sản phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo Aspartame.

Aspartame, một trong những chất làm ngọt nhân tạo phổ biến nhất thế giới, sẽ được WHO tuyên bố là chất có thể gây ung thư vào tháng 7 tới.

Người dân tiêm vắc-xin để chủ động kiểm soát, phòng bệnh.

Vắc-xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Tiêm chủng vắc - xin không chỉ bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mà còn có ý nghĩa trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

BS.CK2 Trần Văn Quang - Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái (trái) và đại diện Gene Solutions ký kết biên bản hợp tác triển khai chương trình xét nghiệm NIPT miễn phí.

Chiều 29/6, Công ty Cổ phần Giải pháp Gene - Gene Solutions cùng Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái ký kết biên bản ghi nhớ, triển khai chương trình xét nghiệm gen triSureFirst miễn phí "Đừng để bệnh Down là nỗi lo của mẹ", với mong muốn hỗ trợ các thai phụ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận với các phương pháp xét nghiệm gen hiện đại, giúp chăm sóc thai kỳ hiệu quả.

Một trang quảng cáo đồ ăn sẵn trên mạng xã hội. Ảnh minh họa

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nước giải khát, nước đá, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp... Đó là yêu cầu của Sở Y tế tỉnh Yên Bái tại Công văn số 1276/SYT-NVY ban hành ngày 26/6 vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục