Dịch sốt xuất huyết vẫn tăng mạnh tại Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/11/2023 | 8:54:55 AM

Dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc tại Hà Nội có xu hướng tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các bác sĩ cho rằng, việc phát hiện, điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng là rất cần thiết cho người bệnh.

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người mắc bệnh sốt xuất huyết
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người mắc bệnh sốt xuất huyết

Trong tuần qua (từ 3-10/11), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 2.530 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã. Ngoài ra, trong tuần qua cũng ghi nhận 79 ổ dịch tại 21 quận, huyện, thị xã. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 31.013 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 trường hợp tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cho biết, thường xuyên có khoảng 250 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nằm điều trị tại bệnh viện, hầu hết là những ca bệnh rất nặng và trong tình trạng nguy kịch, có dấu hiệu cảnh báo, sốc và suy đa phù tạng. Trong đợt dịch vừa rồi có một số bệnh nhân tử vong. Các ca tử vong đều là những ca bị bỏ sót trong giai đoạn có dấu hiệu cảnh báo, đến cơ sở y tế quá muộn.

Theo bác sĩ Cấp, nếu người nào bị sốt cao đột ngột, đau đầu, tiêu chảy nặng thì nên đến cơ sở khám bệnh ngay để được chẩn đoán và điều trị. Nếu được chẩn đoán là sốt xuất huyết thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn để tự chăm sóc, tự theo dõi và điều trị tại nhà.

"Về chế độ ăn uống, người bệnh cố gắng ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nhất là các loại nước hoa quả hoặc orezon để bù nước. Về cách phòng bệnh, phần lớn sốt xuất huyết lây truyền qua đường muỗi đốt. Tuy nhiên, rất khó để tránh muỗi đốt, việc quan trọng là phải tìm các ổ loăng quăng, bọ gậy, úp các dụng cụ có nguy cơ đọng nước, khơi thông rãnh, vũng nước hoặc chỗ nào có nhiều nước; Khi loại trừ được muỗi đốt đẻ trứng thì diệt trừ được loăng quăng, bọ gậy, muỗi sản sinh ra ít hơn và sốt xuất huyết cũng sẽ ít hơn”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo.

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Do đó, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cần cung cấp đầy đủ calo, điều này là cần thiết để lấy lại sức mạnh của cơ thể đã bị mất trong quá trình nhiễm virus Dengue. Thực phẩm giàu năng lượng như gạo, khoai tây, nước hoa quả, sữa cần được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, người bệnh cần tránh căng thẳng, lo lắng, ngủ, nghỉ đầy đủ; tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức.

MQ bt theo VOV

Các tin khác
Người dân Hà Nội được kiểm tra đường huyết tại Ngày hội Y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Kết quả điều tra về đái tháo đường của người dân từ 18 đến 69 tuổi tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường 16%, nếu không điều trị sẽ thành tiểu đường tuýp 2.

Cô Anastasia Synn lập kỷ lục Guinness thế giới.

Cô Anastasia Synn hiện giữ kỷ lục Guinness thế giới là người phụ nữ được cấy ghép nhiều thứ nhất vào cơ thể.

Bộ Y tế đề xuất Danh mục Bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh được đưa vào Danh mục Bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng 6/7 tiêu chí hoặc 5/7 tiêu chí và có tính đặc thù.

Aaron James, 46 tuổi, cùng bác sĩ phẫu thuật - Tiến sĩ Eduardo Rodriguez, người đã dẫn đầu ca ghép toàn bộ mắt và một phần khuôn mặt cho anh.

Đó là khoảnh khắc mà Meagan James khó tin rằng cô có thể được chứng kiến. Một nhóm phẫu thuật tại bệnh viện NYU Langone Health ở New York (Mỹ) đã thực hiện ca ghép toàn bộ mắt thành công đầu tiên trên thế giới cho một người sống: chồng cô - Aaron James.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục