Tập huấn về bệnh Thalassemia tại Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/11/2023 | 10:04:35 AM

YênBái - Sáng 30/11, Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin về phòng, chống bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) cho thành viên Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh.

Quang cảnh lớp tập huấn
Quang cảnh lớp tập huấn

Với mục đích, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống bệnh Thalassemia cho thành viên Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh để hoàn thành mục tiêu đảm bảo ít nhất 80% thành viên Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các cấp được phổ biến kiến thức về phòng, chống bệnh Thalassemia.

Từ đó, làm cơ sở để các ngành thành viên phối hợp có hiệu quả trong nhiệm vụ triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Thalassemia tại địa phương. 

Tại buổi tập huấn, các đại biểu được thông tin nhanh các nội dung: Tổng quan về bệnh Thalassemia, thực trạng về bệnh Thalassemia trên thế giới và Việt Nam, đề xuất giải pháp kiểm soát bệnh Thalassemia ở Việt Nam. 

Theo đó, hiện có 7% người dân trên toàn cầu mang gen bệnh tan máu bẩm sinh; 1,1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Bệnh phân bố khắp toàn cầu, tỷ lệ cao ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương. 

Trong đó, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao, tỷ lệ mang gen bệnh ở người Kinh vào khoảng 2 - 4%, các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, tỷ lệ này rất cao khoảng 22%. 

Biểu hiện thiếu máu nặng, có thể từ ngay sau khi ra đời, thường biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi và ngày càng nặng hơn. 

Những biểu hiện  thường gặp: Trẻ xanh xao; da và củng mạc mắt vàng; thường chậm phát triển thể chất; có thể bị sốt, tiêu chảy hay các rối loạn tiêu hóa khác. Nếu được truyền máu đầy đủ, trẻ có thể vẫn phát triển bình thường đến khoảng 10 tuổi. 

Sau 10 tuổi, trẻ có biểu hiện của biến chứng do tăng sinh hồng cầu và do ứ đọng sắt quá nhiều trong cơ thể như: Biến dạng xương: hộp sọ to, bướu trán, bướu đỉnh, hai gò má cao, mũi tẹt, răng cửa hàm trên vẩu, loãng xương làm trẻ rất dễ bị gãy xương; da sạm xỉn, củng mạc mắt vàng; sỏi mật; dậy thì muộn; chậm phát triển thể lực. 

Ngoài 20 tuổi, bệnh nhân thường có thêm các biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, xơ gan.

Trần Minh

Tags Yên Bái bệnh tan máu bẩm sinh ban chỉ đạo hiến máu

Các tin khác
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã hoàn thành và kết thúc nhiệm vụ được giao

Các bộ ngành, địa phương được yêu cầu phải sớm xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua...

Ảnh minh họa.

Nghiên cứu đã phát hiện tế bào miễn dịch vẫn có thể chống lại tế bào ung thư ngay cả khi tế bào ung thư thiếu một loại protein quan trọng mà hệ miễn dịch dựa vào đó để theo dõi tế bào ung thư.

Các bác sỹ Khoa ngoại, Bệnh viên Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi

Ngày 27/11, bệnh nhân Trần Quốc Đ. 67 tuổi, ở phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường dùng thuốc thường xuyên.

Sử dụng robot Da Vinci điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện K.

Theo các chuyên gia, kỹ thuật phẫu thuật robot tại Việt Nam đã thực sự đạt tới một bước tiến mới khi đi vào các chuyên ngành phẫu thuật phức tạp, độ khó cao, như phẫu thuật cột sống, phẫu thuật thần kinh…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục