Khoanh vùng kiểm soát một ca nghi mắc bạch hầu ở Lào Cai

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/7/2024 | 9:12:26 AM

Ngày 12/7 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trường hợp nghi mắc là M.T.V., sinh năm 1969, nữ, thường trú tại Bản 2 Nhai Thổ, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, được gia đình đưa vào viện trong tình trạng sốt cao, ho nhiều, lưỡi và vòm họng xuất hiện nhiều mảng trắng vàng và đau bụng.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai cho biết, bệnh nhân M.T.V. đã có triệu chứng ho và đi ngoài kéo dài từ Tết âm lịch năm 2024. Ngày 10/7/2024, bệnh nhân ho nhiều, có đờm, đau họng kèm đi ngoài và đến ngày 12/7 thì sốt cao 39 độ C, khoang miệng xuất hiện nhiều mảng giả mạc. Các kết quả cận lâm sàng cho thấy, bệnh nhân dương tính với nấm men và nấm sợi.

Do bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ bạch hầu, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng báo cáo ca bệnh về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Sở Y tế tỉnh Lào Cai, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm với tác nhân bạch hầu.

Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân không đi đâu xa khỏi địa phương và không tiếp xúc với người nghi nhiễm/nhiễm bạch hầu. Có 23 người tiếp xúc gần với bệnh nhân, bao gồm 12 nhân viên y tế và 11 người trong gia đình. Hiện tại, những người này sức khỏe bình thường và đang được theo dõi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai nhận định bệnh nhân có khả năng nhiễm bệnh bạch hầu thấp nhưng có cơ địa dễ nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Dù vậy, trước tình hình diễn biến của bệnh bạch hầu trên cả nước, các biện pháp dự phòng và kiểm soát vẫn cần được thực hiện sớm.

Hiện bệnh nhân M.T.V. đang được cách ly và điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng. Các đơn vị y tế tiếp tục điều tra người tiếp xúc gần và đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu tại xã Kim Sơn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Vi khuẩn ăn thịt người có thể gây tử vong.

Thời gian gần đây, tiếp tục thêm bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, do nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” hay còn gọi bệnh Whitmore.

Phòng bệnh chủ động bằng vắc- xin được coi là biện pháp hữu hiệu để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nói chung, bệnh Bạch hầu nói riêng.

Trước tình hình bệnh bạch hầu có diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố, trong đó, đã ghi nhận một trường hợp tử vong, 119 người tiếp xúc với bệnh nhân đã được cách ly theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, 1 trong số những người tiếp xúc đã dương tính với bệnh. Vậy nên, việc hiểu rõ về phương thức lây truyền, triệu chứng và cách phòng bệnh là rất cần thiết.

Cán bộ y tế phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái tiêm vắc xin cho trẻ em.

Bệnh viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng. Tăng cường hoạt động dự phòng, giảm lây nhiễm là điều kiện cần thiết để phòng chống căn bệnh này.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) lấy mẫu xét nghiệm cho trường hợp có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh bạch hầu. Ảnh: Báo Bắc Giang

Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị Sở Y tế tỉnh Nghệ An và Bắc Giang và các đơn vị chức năng khẩn trương tập huấn nhắc lại Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục