Bùng phát dịch sởi tồi tệ nhất trong gần 30 năm ở Texas, Mỹ

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/2/2025 | 7:36:50 AM

Theo Đài CBS News, các quan chức y tế tại tiểu bang Texas, miền trung nam nước Mỹ, cho biết tiểu bang này đã ghi nhận 48 ca mắc bệnh sởi trong đợt bùng dịch mới đây, và số ca mắc sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Một lọ vắc xin phòng sởi, quai bị và rubella (MMR)
Một lọ vắc xin phòng sởi, quai bị và rubella (MMR)

Trong số ca mắc sởi, ít nhất 13 bệnh nhân đã phải nhập viện. Các nhà chức trách Texas nhận định đây là đợt bùng dịch sởi tồi tệ nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

Không chỉ Texas, Sở Y tế tiểu bang New Mexico cũng xác nhận một ca mắc vi rút sởi ở khu vực giáp hạt Gaines của tiểu bang Texas. Các quan chức y tế New Mexico cho biết bệnh nhân này không đến Texas trước đó và cũng không rõ bệnh nhân đã tiếp xúc với nguồn bệnh như thế nào.

Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) các tiểu bang Alaska, Georgia, New York và Rhode Island cũng báo cáo một số ca mắc sởi trong khoảng thời gian từ đầu năm 2025 đến nay.

Trả lời trên chương trình CBS Mornings hôm 17-2, tiến sĩ Céline Gounder, cộng tác viên y khoa của CBS News và biên tập viên mảng y tế cộng đồng tại chuyên trang về y khoa KFF Health News, cho biết tỉ lệ tiêm ngừa sởi tại khu vực bùng phát dịch khá thấp là nguyên nhân chính khiến sởi lây lan nhanh.

"Đợt bùng phát dịch sởi mới bắt đầu từ cộng đồng Mennonite, một vùng nông thôn ở Texas. Nơi này có tỉ lệ tiêm chủng ngừa sởi rất thấp”, bà Gounder cho biết.

Cũng theo bà, sởi được xem là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất hiện nay.

"Chúng ta cần phủ xanh việc tiêm chủng ở mức rất cao để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát. Bởi dù tỉ lệ tiêm chủng ngừa sởi chỉ giảm từ 95% xuống còn 93% cũng có thể khiến dịch sởi bùng phát”, bà Gounder giải thích.

Trước khi vắc xin ngừa sởi ra đời vào những năm 1960, mỗi năm có khoảng 400 - 500 người Mỹ, chủ yếu là trẻ em, tử vong vì sởi. Vắc xin ngừa sởi MMR là vắc xin kết hợp phòng ngừa vi rút sởi, quai bị và rubella.

Một cuộc thăm dò mới đây của KFF Health News, khoảng 17% phụ huynh ở Mỹ cho biết họ đã bỏ qua hoặc trì hoãn việc tiêm vắc xin ngừa sởi cho con em của mình.

(Theo TTO)

Các tin khác
Tamiflu là một loại thuốc kháng virus được kê để điều trị bệnh cúm mùa.

Bác sĩ chỉ kê đơn Tamiflu khi trẻ có các triệu chứng cúm và có kết quả thử nghiệm dương tính với cúm A hoặc cúm B và thường sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng. Vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng Tamiflu "bừa bãi" khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên yêu cầu 100% các y, bác sĩ đeo khẩu trang khi thực hiện khám, điều trị cho bệnh nhân.

Hiện nay đang trong giai đoạn thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cúm, sởi, tay – chân - miệng, sốt xuất huyết lây lan.

Trẻ em được tiêm phòng vắc xin tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Thời gian gần đây, dịch cúm mùa đang bùng phát mạnh ở nhiều địa phương, nhiều trường hợp mắc cúm trong tình trạng nặng, nguy kịch. Trên địa bàn tỉnh cũng đã ghi nhận 978 ca mắc cúm. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Chuyên khoa II Lại Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Hình ảnh chụp MRI sọ não bệnh nhân nữ bị tổn thương lan tỏa hai bán cầu và thể chai.

Ngày 17/2, Bệnh viện Quân y 175 (TP Hồ Chí Minh) phát đi cảnh báo về những tác hại nghiêm trọng của việc lạm dụng "bóng cười" sau khi liên tiếp tiếp nhận ba trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục