Thành phố Yên Bái nỗ lực triển khai giai đoạn 2 áp dụng hóa đơn điện tử

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/5/2022 | 4:39:08 AM

YênBái - Thực hiện quy định tại Luật Quản lý thuế và thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), từ tháng 4/2022, trên địa bàn thành phố Yên Bái đã triển khai giai đoạn 2 thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trong lĩnh vực thuế.

Thành phố Yên Bái tham gia Lễ công bố Hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc tại điểm cầu Chi cục Thuế thành phố Yên Bái.
Thành phố Yên Bái tham gia Lễ công bố Hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc tại điểm cầu Chi cục Thuế thành phố Yên Bái.

Ngay từ khi mở phòng khám tại thành phố Yên Bái, Phòng khám Đa khoa Phú Thọ đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin tương đối hoàn chỉnh. Từ công tác khám bệnh, quản lý hồ sơ bệnh nhân, thanh toán viện phí đều được thực hiện, lưu trữ trên hệ thống và được liên thông với tuyến y tế trên và với ngành bảo hiểm xã hội. Việc khai thuế, nộp thuế cũng đều thực hiện qua mạng điện tử. Tuy nhiên, đối với hóa đơn để tính thuế thì vẫn sử dụng hình thức giấy. 

Theo chị Phan Ngọc Bích - Kế toán Trưởng Phòng khám, hàng tháng, hàng quý chị vẫn phải sắp xếp, đóng lại những tập hóa đơn giấy theo từng mục, từng lĩnh vực để lưu trữ rất mất thời gian. Nhiều khi chỉ một chút sơ suất là có thể bị nhầm lẫn, thất lạc hóa đơn. Do đó, ngay từ đầu tháng 4, khi ngành thuế triển khai áp dụng HĐĐT, chị rất ủng hộ. Sau khi được tập huấn, với sự hướng dẫn của cán bộ Chi cục Thuế thành phố cùng đơn vị cung cấp dịch vụ HĐĐT, chị đã thực hiện thành công áp dụng HĐĐT theo quy định. Đơn vị chị được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện giai đoạn 2 áp dụng HĐĐT tại thành phố Yên Bái.

Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, trên cơ sở các hộ trong diện áp dụng HĐĐT theo quy định, các đội thuế phụ trách địa bàn đã chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, tiện ích của việc chuyển đổi HĐĐT. 

Ông Trần Ngọc Long - Đội trưởng Đội Thuế số 2 trực thuộc Chi cục Thuế thành phố cho biết: Trên địa bàn Đội quản lý có trên 100 hộ, cá nhân kinh doanh trong diện chuyển đổi và chủ yếu tập trung ở địa bàn phường Nguyễn Thái Học và phường Yên Ninh. Các hộ đã được tập huấn và đa số đã sẵn sàng chuyển đổi. Mặc dù hiện nay, do nhà cung cấp các giải pháp HĐĐT, nhân lực để cài đặt dịch vụ còn chưa đáp ứng so với thực tế, nhưng bước đầu trên địa bàn, nhiều hộ đã sử dụng thành công. 

Điển hình như hộ anh Phan Tiến Cường - kinh doanh máy lọc nước Karofi tại tổ 4, phường Yên Ninh. Trước đây, anh Cường nộp thuế theo phương pháp khoán với doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/năm. Từ năm 2022, thực hiện chính sách thuế mới, hộ kinh doanh này đã chuyển sang nộp thuế theo hình thức kê khai có mở sổ sách kế toán. Giờ đây, khi ngành thuế có chủ trương áp dụng HĐĐT, hộ anh Cường đã chủ động để chuyển đổi.

Thực tế cho thấy, ngay khi có kế hoạch, Chi cục Thuế thành phố đã tham mưu với UBND thành phố Yên Bái thành lập Ban Chỉ đạo, các tổ thường trực điều hành và tiến hành các bước triển khai theo kế hoạch. 

Qua rà soát, trên địa bàn có 1.254 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện đối tượng sử dụng HĐĐT theo quy định. Chi cục đã tiến hành phân loại hóa đơn có mã xác thực của cơ quan thuế và chưa có mã xác thực để đăng ký với cơ quan thuế. Tuyên truyền, đôn đốc các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh có sử dụng hóa đơn trên địa bàn tham gia 8 lớp tập huấn trực tiếp, trực tuyến sử dụng hóa đơn do Cục Thuế tỉnh và nhà cung cấp dịch vụ tổ chức. 

Trong đó, tập trung điểm cơ bản về chính sách HĐĐT theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC; giới thiệu, hướng dẫn, sử dụng phầm mềm đăng ký, quản lý, sử dụng HĐĐT cho người nộp thuế; giới thiệu dịch vụ cung cấp HĐĐT, chữ ký số. Trong quá trình triển khai thực hiện, các tổ công tác của Chi cục thường xuyên tiếp nhận, giải đáp, hỗ trợ những vướng mắc cho công chức thuế và người nộp thuế khi triển khai HĐĐT. 

Từ thực tế cơ sở, Chi cục giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi HĐĐT cho từng đội và công chức thuế phụ trách địa bàn. Thành phố đặt ra mục tiêu đến ngày 30/4, có 50% hộ kinh doanh và 70% số doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong diện thực hiện áp dụng HĐĐT và đến hết tháng 5/2022, tất cả các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh trong diện và đủ điều kiện sẽ áp dụng HĐĐT. 

Việc áp dụng HĐĐT là công nghệ mới và có tiện ích vượt trội so với hóa đơn giấy. Tuy nhiên, qua bước đầu triển khai áp dụng HĐĐT cũng gặp một số khó khăn, đòi hỏi ngành thuế cần phối hợp để triển khai thực hiện một cách quyết liệt và đồng bộ.

Tính đến thời điểm trung tuần tháng 4/2022, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đã tiếp nhận 213 hồ sơ đăng ký áp dụng HĐĐT của 160 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và 53 hộ, cá nhân kinh doanh, đạt 22% trong số tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng HĐĐT. Đã rà soát, ban hành 213 thông báo về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT của người nộp thuế. 

Tiếp nhận cấp mã xác thực của cơ quan thuế và trả kết quả cho 5.081 số hóa đơn gửi đến đề nghị cấp mã của người nộp thuế. Kết quả bước đầu, ngành thuế thành phố đã thực hiện thành công việc áp dụng HĐĐT, góp phần hệ thống hóa HĐĐT trên toàn quốc. 


■ Bác sĩ chuyên khoa I, Thầy thuốc Nhân dân Vi Văn Miên - Giám đốc Phòng khám Đa khoa Phú Thọ tại thành phố Yên Bái: 

Việc ngành thuế chuyển đổi áp dụng từ việc khai thuế, nộp thuế qua mạng điện tử và hiện nay là sử dụng HĐĐT tôi thấy phù hợp với xu thế. Bởi, chúng tôi đã thực hiện số hóa trong đăng ký khám bệnh, quản lý bệnh án, thanh toán chi phí khám bệnh. Việc số hóa trong khám chữa bệnh nói chung và trong lĩnh vực thuế nói riêng, theo tôi là rất tiện lợi. Người nộp thuế có thể tra cứu rất nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, chi phí hành chính, không sợ mất mát hay thất lạc hóa đơn…

■ Chị Hoàng Thị Hương - Kế toán hộ kinh doanh máy lọc nước Karofi tại tổ 4, phường Yên Ninh: 

Ban đầu thực hiện áp dụng chuyển đổi sang HĐĐT, tôi cũng thấy bỡ ngỡ nhưng được cán bộ thuế và nhà cung cấp dịch vụ hướng dẫn từ khi cài đặt đến tạo hóa đơn, chữ ký số, tôi đã thành công và sử dụng thành thạo. Tôi thấy việc sử dụng HĐĐT nói riêng và hình thức khai thuế, nộp thuế qua mạng điện tử như hiện nay rất thuận tiện.  

■ Ông Thái Hữu Hạnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố Yên Bái: 

Chúng tôi đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hộ, cá nhân kinh doanh về tiện ích của việc sử dụng HĐĐT cho cả cơ quan quản lý nhà nước và người nộp thuế. Sử dụng HĐĐT sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng tính minh bạch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiết kiệm được nguồn lực cũng như tài chính, tài nguyên lưu trữ hóa đơn và đảm bảo tính an toàn, bảo mật cao. Do đó, chúng tôi quyết tâm triển khai có hiệu quả việc chuyển đổi HĐĐT trên địa bàn. Thực hiện khai thác dữ liệu HĐĐT phục vụ quản lý thuế trên địa bàn. 

Minh Chín - Vũ Hà (Trung tâm TT&VH thành phố Yên Bái)

Tags Thành phố Yên Bái hóa đơn điện tử chuyển đổi số Luật Quản lý Thuế công nghệ thông tin

Các tin khác
Các tác phẩm tại bảo tàng nghệ thuật NFT Seattle. Ảnh: Reuters

Bảo tàng NFT đầu tiên trên thế giới đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế và cộng đồng công nghệ ở Việt Nam.

Trong những năm qua, kinh tế tri thức trở thành vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển lẫn đang phát triển. Đối với Việt Nam, để tiếp tục nâng cao tiềm lực, vai trò và vị thế trên trường quốc tế, phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu, bảo đảm cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2030.

Lãnh đạo UBND huyện Văn Yên cùng lãnh đạo Tỉnh đoàn, Sở Thông tin và Truyền thông ký kết chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn huyện năm 2022.

Văn Yên là huyện đầu tiên thành lập mô hình "Tổ công nghệ cộng đồng” cấp xã, cấp thôn. Mô hình hỗ trợ xã trong việc chuyển tải các văn bản đến với nhân dân một cách nhanh nhất thông qua việc điều hành trên các nhóm Zalo, Facebook để giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà; đồng thời cũng để người dân chuyển tải những ý kiến, tâm tư nguyện vọng đến các cấp một cách nhanh nhất.

Yên Bái tổ chức tập huấn “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp”. Ảnh Minh họa

Thực tế của việc chậm chuyển đổi số trong một số doanh nghiệp (DN) là do DN đã ứng dụng phần mềm nhưng nhân viên, người lao động không ứng dụng hoặc chỉ ứng dụng một phần. DN nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ hoặc khó thay đổi thói quen kinh doanh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục