Nghĩa Lộ hướng đến xây dựng thị xã du lịch thông minh

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/5/2022 | 7:43:10 AM

YênBái - Từng bước thực hiện chuyển đổi số (CĐS), thị xã Nghĩa Lộ tập trung ưu tiên xây dựng chính quyền điện tử và CĐS trong ngành du lịch, hướng đến xây dựng thị xã du lịch thông minh.

Du khách trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại cơ sở Muonglo Famrstay xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ.
Du khách trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại cơ sở Muonglo Famrstay xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ.

Đến nay, tỷ lệ phổ biến của mạng băng thông rộng tại 14/14 xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ đã đạt 85%; tỷ lệ sử dụng thuê bao điện thoại đạt 84/100 người dân; 95% các hộ gia đình, 52.136 người sử dụng Smartphone, tương đương 76% dân số… Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để thị xã Nghĩa Lộ thực hiện chuyển đổi số (CĐS), hướng đến xây dựng thị xã du lịch thông minh.

Trên cơ sở điều kiện thực tế, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng một lộ trình cụ thể cho từng trụ cột ưu tiên, trong đó giai đoạn 2022 - 2025 tập trung vào xây dựng chính quyền số và xã hội số. Năm 2022, thị xã triển khai xây dựng Đề án CĐS thị xã Nghĩa Lộ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và xây dựng nền tảng để triển khai trung tâm điều hành đô thị thông minh; hình thành các khung kiến trúc để triển khai xây dựng chính quyền điện tử; tập trung vào xây dựng hệ thống "dữ liệu lớn" và quản trị cơ sở dữ liệu, nhất là hệ thống dữ liệu kinh tế - xã hội, các dữ liệu chuyên ngành về du lịch, giáo dục, y tế, nông nghiệp... phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế... Từ đó, mở rộng ra triển khai các nội dung của xã hội số.

Để thực hiện mục tiêu của CĐS, thị xã Nghĩa Lộ xác định sẽ thực hiện từng bước, từ việc dễ đến việc khó, chọn một số mô hình để thí điểm quản lý nhà nước bằng chính quyền số; chọn các nhà hàng, khách sạn thí điểm các loại hình thanh toán điện tử. Bên cạnh tận dụng sự hỗ trợ về nguồn lực, công nghệ của các tập đoàn, các công ty công nghệ; xây dựng và phát triển các nền tảng cho CĐS bằng cách tạo cơ chế cho phép triển khai thí điểm các mô hình và công nghệ mới có kiểm soát để người đứng đầu cơ quan, đơn vị triển khai mô hình và giúp thực hiện nhiệm vụ trên môi trường số.

Từng bước thực hiện CĐS, địa phương tập trung ưu tiên xây dựng chính quyền điện tử và CĐS trong ngành du lịch. Theo đó, chú trọng công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Thay đổi phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin của du khách như: sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại di động để lựa chọn điểm đến, nơi lưu trú, địa điểm ăn uống... 

Xây dựng hạ tầng thông tin tích hợp dữ liệu về du lịch của thị xã khi Trung tâm Điều hành đô thị thông minh của thị xã đi vào hoạt động để tạo sự tương tác kịp thời giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch và du khách. 

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá các sản phẩm du lịch như: giới thiệu đến du khách tham quan trải nghiệm du lịch dựa trên công nghệ thực tế ảo; ứng dụng các phần mềm tiện ích tại các điểm tham quan, cơ sở lưu trú, nhà hàng… để du khách dễ dàng thuận tiện trong việc tra cứu thông tin du lịch của thị xã thông qua mã quét QR, thanh toán điện tử. 

Cùng với đó, vận động xã hội hóa từ đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch cùng đầu tư cho phát triển nền tảng số trong ngành du lịch. Đây chính là nội dung quan trọng, đột phá để thúc đẩy quá trình CĐS trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thị xã.

CĐS là một định hướng lớn, là xu thế tất yếu của xã hội và là một nhiệm vụ lâu dài, đặc biệt là đối với thị xã du lịch, văn hóa như thị xã Nghĩa Lộ. Bà Đỗ Thị Thanh Nga - Chủ tịch UBND thị xã cho biết: Trong thời gian tới, thị xã mong muốn được tỉnh, các sở, ban, ngành quan tâm, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ về nguồn lực, công nghệ và đào tạo để thị xã thực hiện thành công quá trình CĐS, mà trọng tâm là 3 trụ cột của CĐS và hướng đến xây dựng thị xã du lịch thông minh… 

Khánh Linh

Tags Nghĩa Lộ du lịch thông minh dữ liệu lớn xòe Thái giáo dục y tế nông nghiệp

Các tin khác
(Hình minh họa)

Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) ở bất cứ nước nào cũng là nguồn dữ liệu quan trọng có tính nền tảng để phục vụ mọi hoạt động, đặc biệt là giữa chính quyền và người dân.

Người dân Yên Bái thực hiện mua bán không dùng tiền mặt thông qua ứng dụng của Ngân hàng Agribank.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Văn bản số 1303/UBND-VX về việc tăng cường chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Cán bộ Ngân hàng BIDV Yên Bái tư vấn hỗ trợ công nhân lập tài khoản ngân hàng.

Chuyển đổi số (CĐS) là giải pháp nền tảng và cũng là nhiệm vụ quan trọng trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy về CĐS, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, thông qua việc phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu.

Huyện Văn Yên áp dụng công nghệ số trong chuẩn đoán hình ảnh, điều trị từ xa, đối thoại chủ động với các F0,F1 từ xa giúp giảm tải cho hệ thống y tế cơ sở, giảm chi phí, thời gian, công sức.

Xác định giai đoạn 2021-2025, chuyển đổi số là mục tiêu quan trọng nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp, người dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đăc biệt là trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, bước đầu tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả rất tích cực trên hành trình chuyển đổi số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục