Trấn Yên chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/5/2022 | 1:45:41 PM

YênBái - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; triển khai và c thử nghiệm các nhóm công nghệ số cơ bản trong nông nghiệp...

Trung tâm Hành chính công huyện Trấn Yên được đầu tư trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.
Trung tâm Hành chính công huyện Trấn Yên được đầu tư trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.


Xác định chuyển đổi số (CĐS) là động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngay sau khi có Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 15 của UBND tỉnh, UBND huyện Trấn Yên đã ban hành Kế hoạch số 154 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết triển khai nội dung CĐS huyện Trấn Yên, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. 

Theo đó, huyện đã ưu tiên đầu tư nguồn lực thực hiện phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế số, xã hội số, trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. UBND huyện cũng đã triển khai áp dụng có hiệu quả hệ thống phần mềm "một cửa điện tử”, "một cửa điện tử liên thông” và dịch vụ công trực tuyến; áp dụng dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết thủ tục hành chính. 

Đến nay, 100% văn bản đi, đến được chuyển trên môi trường mạng giữa các cơ quan, đơn vị trong huyện; 100% các cơ quan, đơn vị thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ và được cấp mã định danh phục vụ kết nối, trao đổi văn bản điện tử...

Một trong những giải pháp nổi bật mà huyện triển khai thực hiện là Dự án hệ thống truyền hình hội nghị và dự án đường truyền số liệu chuyên dùng. Theo đó, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị cơ bản đáp ứng yêu cầu; cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, mạng truyền dẫn được quang hóa đến 100% các xã, thị trấn; 100% các thôn, bản, tổ dân phố được phủ sóng thông tin di động và đường truyền Internet đến thôn. 

UBND huyện đã được đầu tư trang bị 16 phòng họp hội nghị truyền hình trực tuyến, đảm bảo các điều kiện liên thông 4 cấp từ cấp xã đến cấp trung ương, góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí, thông tin nhanh, trung thực, chính xác. Chất lượng nguồn nhân lực CNTT từng bước được cải thiện; 100% cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn. 

Ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: "Sau khi hệ thống truyền hình hội nghị đưa vào hoạt động không chỉ giúp cán bộ xã tiết kiệm thời gian, kinh phí đi lại mà còn tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ ở xã, đại diện các xóm được nghe chỉ đạo trực tiếp của chính quyền từ cấp huyện đến trung ương. Từ khi triển khai chính quyền số, xã cũng đẩy mạnh trao đổi công việc, thông báo thông qua môi trường mạng. Nhờ đó công việc được triển khai nhanh chóng và hiệu quả hơn”.

Cùng với phát triển chính quyền số, UBND huyện cũng từng bước tiếp cận thực hiện xã hội số và kinh tế số. Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "CĐS trong nông nghiệp đã được huyện hết sức quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Đây là cơ hội giúp địa phương thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị. Thay vào đó là một nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu và thông tin, giúp ngành nông nghiệp của huyện vươn tới các thị trường trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu ra các nước trên thế giới và có trách nhiệm hơn với người tiêu dùng. CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện được bắt đầu từ nông dân, coi người nông dân là người đầu tiên và là gốc để CĐS”.

Theo đó, huyện đã xây dựng "Đề án phát triển các sản phẩm OCOP huyện Trấn Yên, giai đoạn 2021 - 2025”; hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, DN, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, sản phẩm dịch vụ du lịch; đưa các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao của 12 chủ thể đề xuất tham gia chương trình đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử... 

Đến nay, các nhóm công nghệ số cơ bản trong nông nghiệp đã được triển khai và bắt đầu được thử nghiệm như trong lĩnh vực trồng trọt, công nghệ nền tảng Internet vạn vật (IOT), dữ liệu lớn (Big Data)... 

Đặc biệt, tại một số DN, các trang trại sản xuất tập trung, quy mô tương đối lớn, các công nghệ số đang được áp dụng khá đồng bộ, điển hình các trang trại chăn nuôi của các công ty, tập đoàn lớn như Hòa Phát, Công ty Quế Hồi…, UBND huyện Trấn Yên cũng đã đề xuất mô hình CĐS trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó phải kể đến mô hình xã nông thôn mới tại Đào Thịnh và Việt Thành.

Với giải pháp trọng tâm, huyện Trấn Yên đang từng bước đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, điều hành của địa phương, tạo nền tảng vững chắc tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Ngọc Sơn

Tags Trấn Yên doanh nghiệp chuyển đổi số Nghị quyết số 51 Chương trình hành động số 15 huyện nông thôn mới

Các tin khác
Đến năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt qua kho bạc

Với mục tiêu trở thành Kho bạc số, Kho bạc Nhà nước phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn giao dịch tiền mặt, không chứng từ giấy...

Ảnh minh họa

Với tình hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc chuyển đổi số sẽ không thể thành công hay duy trì bền vững nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp.

Được xác định là một ngành quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, song ngành logistics (hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, vận chuyển, lưu kho bãi, thủ tục hải quan, hàng hóa…) nước ta còn phát triển nhỏ lẻ, phân tán. Để nâng tính cạnh tranh, tạo bước phát triển đột phá cho ngành logistics, chuyển đổi số được xem là đòn bẩy quan trọng.

Ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải tăng cường sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục. (Ảnh: Trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, các trường học trên địa bàn thị trấn Mù Cang Chải tổ chức cho học sinh học trực tuyến).

Ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải đã hoàn tất việc số hóa, gắn mã định danh cho các đơn vị trường học để tiện lợi cho việc quản lý giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình... Lĩnh vực y tế đang triển khai sâu rộng và hiệu quả các phần mềm chuyên ngành cơ bản. Đây cũng là 2 trong số các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục