Chủ động xây dựng mô hình chuyển đổi số ở Âu Lâu

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/5/2022 | 1:48:07 PM

YênBái - Bám sát Chương trình hành động số 12 ngày 1/3/2021 của Thành ủy Yên Bái về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ và đổi mới, sáng tạo, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), kinh tế số và xã hội số, xã Âu Lâu đã và đang tích cực xây dựng mô hình CĐS với nỗ lực và quyết tâm cao.

Xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái tập huấn chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, trưởng các ngành, đoàn thể.
Xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái tập huấn chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, trưởng các ngành, đoàn thể.

 Âu Lâu đang phấn đấu để đạt các mục tiêu: 100% người dân, doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính; tỷ lệ triển khai dịch vụ hành chính công mức độ 3, 4 đạt 100%; 60% hồ sơ công việc tại UBND xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% cán bộ quản lý được cấp và thực hiện ký số; 100% cuộc họp thường kỳ và chuyên đề tổ chức đảng sử dụng nền tảng "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” tại các chi bộ triển khai thí điểm.

55% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử; 100% hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp gửi - nhận hóa đơn điện tử; 100% các hộ dân được tiếp cận với sàn thương mại điện tử để giao dịch và quảng bá sản phẩm; 100% người dân được hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và có hồ sơ sức khỏe điện tử; 60% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang.

100% trường học sử dụng nền tảng học bạ điện tử, sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, ứng dụng dạy học trực tuyến, ứng dụng khoa học công nghệ...

Đến nay, xã đã tổ chức xong công tác tập huấn CĐS và hướng dẫn tạo tài khoản, sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho cán bộ, lãnh đạo, công chức xã; hiệu trưởng các nhà trường, trưởng trạm y tế; bí thư chi bộ, trưởng, phó các thôn; trưởng các chi hội đoàn thể; nhân viên y tế thôn bản; công an viên; thành viên ban công tác mặt trận các thôn. 

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cán bộ, công chức, người lao động sử dụng các tiện ích, ứng dụng thông minh; hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng điện thoại thông minh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử... 

Cùng với đó, xã đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của xã; ứng dụng có hiệu quả các phần mềm dùng chung với thành phố; giúp các nhà trường quản lý thông tin giáo viên, học sinh, hỗ trợ giảng dạy, quản lý bài giảng; phối hợp với VNPT Yên Bái, Viettel Yên Bái hỗ trợ cung cấp nền tảng công nghệ, giải pháp phục vụ CĐS, tư vấn, hỗ trợ đảm bảo chất lượng phủ sóng 3G, 4G và mạng Internet phục vụ người dân. 

Hiện tại, xã cũng đang tiến hành thống kê, rà soát người dân chưa sử hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để có phương hướng vận động tham gia thực hiện; phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Viettinbank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái hỗ trợ người dân thực hiện phương thức không dùng tiền mặt, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện thanh toán bằng mã QR code… 

Để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân, xã tập trung nghiên cứu, xác định các sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng tiểu thủ công đặc thù của địa phương để quảng bá, tiếp thị và bán hàng trên sàn giao dịch điện tử. 

Chị Nguyễn Thị Lan - người dân xã Âu Lâu bày tỏ: "Chúng tôi rất vui vì xã đã triển khai thực hiện mô hình CĐS. Việc này giúp người dân bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội, tự tin trong thực hiện các giao dịch bằng điện thoại thông minh, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức”.

Với sự chủ động và linh hoạt trong triển khai thực hiện, xã Âu Lâu quyết tâm từng bước thực hiện thành công CĐS, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền xã, phát huy các thế mạnh của địa phương, tạo động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương phát triển.

Hồng Oanh

Tags mô hình chuyển đổi số Âu Lâu Chương trình hành động số 12 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Các tin khác
Trung tâm Hành chính công huyện Trấn Yên được đầu tư trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; triển khai và c thử nghiệm các nhóm công nghệ số cơ bản trong nông nghiệp...

Đến năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt qua kho bạc

Với mục tiêu trở thành Kho bạc số, Kho bạc Nhà nước phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn giao dịch tiền mặt, không chứng từ giấy...

Ảnh minh họa

Với tình hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc chuyển đổi số sẽ không thể thành công hay duy trì bền vững nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp.

Được xác định là một ngành quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, song ngành logistics (hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, vận chuyển, lưu kho bãi, thủ tục hải quan, hàng hóa…) nước ta còn phát triển nhỏ lẻ, phân tán. Để nâng tính cạnh tranh, tạo bước phát triển đột phá cho ngành logistics, chuyển đổi số được xem là đòn bẩy quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục