Chuyển đổi số ở Yên Bình - những kết quả đáng ghi nhận

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/8/2022 | 7:43:33 AM

YênBái - Thành công của Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện bằng phần mềm thi trực tuyến thu hút gần 16.000 người tham gia là một bước thử nghiệm quan trọng về ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trên diện rộng đến nay đã hiện thực hóa ở mọi lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội của huyện Yên Bình.

Lãnh đạo huyện Yên Bình thăm các gian hàng trong “Ngày hội chuyển đổi số”.
Lãnh đạo huyện Yên Bình thăm các gian hàng trong “Ngày hội chuyển đổi số”.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xác định CĐS là xu thế tất yếu, thời gian qua, huyện Yên Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của việc CĐS trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; từng bước xây dựng và phát triển chính quyền số, kinh tế số và công dân số.

Ngay từ đầu năm, UBND huyện Yên Bình đã có các buổi làm việc với các đơn vị cung ứng dịch vụ (VNPT Yên Bái) để tham vấn các nội dung CĐS và ký biên bản ghi nhớ về hợp tác thực hiện CĐS năm 2022 và giai đoạn 2021-2025; phối hợp với VNPT Yên Bái xây dựng phần mềm, bố trí trang thiết bị và chạy thử nghiệm phần mềm phòng họp không giấy, quản lý nhắc việc thông minh.

Bắt đầu từ tháng 4/2022, huyện và nhà cung cấp dịch vụ đã hoàn thiện và triển khai Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện bằng phần mềm thi trực tuyến thu hút 15.785 người tham gia.

Thành công của Cuộc thi như là một bước thử nghiệm quan trọng, một chương trình "tập huấn” về ứng dụng công nghệ, CĐS trên diện rộng và thu được những kết quả rất tích cực. 

Đến nay, 100% các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố đã thành lập tổ CĐS cộng đồng, cụ thể: thành lập 24 tổ CĐS cộng đồng cấp xã với 249 thành viên; 177 tổ CĐS cộng đồng cấp thôn với 1.109 thành viên. Các tổ CĐS cộng đồng đã thành lập nhóm Zalo để trao đổi, triển khai nhiệm vụ của tổ. 

Toàn huyện đã triển khai thí điểm ứng dụng nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” tại 9 chi, đảng bộ cơ sở. Sử dụng có hiệu quả mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện kết nối phục vụ các hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung của tỉnh (hệ thống thư điện tử công vụ; hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hệ thống hội nghị giao ban điện tử; cổng dịch vụ công...), đến nay, triển khai 18 điểm tại các cơ quan, đơn vị và 24 điểm tại các xã, thị trấn; khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai 2 điểm cầu cấp huyện và 24 điểm cầu cấp xã.

Trên lĩnh vực kinh tế số, ngay từ đầu năm, huyện xác định rõ phải tranh thủ sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nhằm quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt là những sản phẩm nông - lâm nghiệp, những danh lam thắng cảnh… 

Những tài khoản Facebook, Zalo như "Nông sản Yên Bình”, "Du lịch Yên Bình” trở thành từ khóa được nhiều người tìm kiếm và thu hút hàng nghìn lượt truy cập mỗi ngày; đặc biệt, nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của nhà nông Yên Bình đã lên sàn thương mại điện tử, mở ra cơ hội tiêu thụ với khối lượng lớn và đem lại giá trị cao. 

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đến nay, toàn huyện có 86 phòng học thông minh; 422 phòng có kết nối Internet phục vụ giảng dạy; 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện sử dụng phần mềm trong quản lý học bạ điện tử, sổ điểm điện tử; 100% các trường phổ thông đã sử dụng các phần mềm trong dạy học; 100% số văn bản đi và đến từ Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện đã được thực hiện quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp qua hệ thống quản lý văn bản; có 23/52 trường sử dụng sách giáo khoa điện tử; 6.464 bài giảng điện tử, 4.993 câu hỏi trắc nhiệm được giáo viên tạo ra và sử dụng trong giảng dạy... có trên 80% trường phổ thông tổ chức dạy - học trực tuyến kết hợp với giao bài...

Trên lĩnh vực y tế, Trung tâm Y tế triển khai phần mềm quản lý khám, chữa bệnh, 3 phòng khám đa khoa khu vực và tại 21 trạm y tế xã sử dụng phần mềm hisone.ytecoso.vn; đồng thời, triển khai phần mềm giám định bảo hiểm y tế giúp việc thanh toán bảo hiểm y tế thuận lợi và hiệu quả hơn; triển khai sử dụng hóa đơn điện tử góp phần quản lý tài chính đảm bảo nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Phần mềm quản lý xét nghiệm LIS hai chiều, trả kết quả tự động, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh.

Trung tâm phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong công tác khám chữa bệnh từ xa qua hệ thống Telehealth do Tập đoàn Viettel tài trợ giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, từng bước nâng cao trình độ cho cán bộ; triển khai lắp đặt hệ thống giao ban và đào tạo trực tuyến kết nối với các phòng khám, đa khoa khu vực, trạm y tế xã nhằm rút ngắn khoảng cách về địa lý cũng như trình độ chuyên môn giữa Trung tâm Y tế huyện và tuyến y tế cơ sở…

Yên Bình đang đẩy mạnh việc CĐS trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra sự chuyển biến cả về tư tưởng, nhận thức của cán bộ và người dân, tạo ra cú huých về tăng trưởng, phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại.
Lê Phiên

Tags Chuyển đổi số ở Yên Bình Nghị quyết số 51 chính quyền số kinh tế số Facebook nông sản Yên Bình du lịch Yên Bình

Các tin khác
Nông dân Thừa Thiên - Huế thu hoạch lúa vụ Hè Thu trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh tư liệu

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở. Đến năm 2030 hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin.

27 đại biểu dự họp đều tự trang bị máy tính và các thiết bị số để hiển thị tài liệu.

Thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) là đơn vị cấp xã đầu tiên của tỉnh Yên Bái thực hiện thí điểm việc sử dụng máy tính xách tay, iPad và các thiết bị số khác để hiển thị các nội dung thay vì phải in ra giấy như trước đây.

Lãnh đạo xã Châu Quế Hạ trao giấy chứng nhận hộ gia đình số cho người dân thôn Khe Bành.

Châu Quế Hạ là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, song với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc sống cũng như mở ra cơ hội để người dân tiếp cận với nền tảng công nghệ số phục vụ tốt cho cuộc sống hàng ngày, thời gian qua, xã đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) gắn với tổ chức tuần lễ cao điểm CĐS tại Khe Bành - thôn đặc biệt khó khăn của xã, bước đầu tạo hiệu quả tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục