Trấn Yên đẩy mạnh 3 ứng dụng cơ bản về công nghệ trong giáo dục

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/12/2022 | 7:39:25 AM

YênBái - Xác định chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục là bước đi then chốt đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động dạy và học trong tương lai, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh 3 ứng dụng cơ bản là: ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lớp học.

Một giờ học ứng dụng công nghệ của cô và trò Trường TH&THCS Bảo Hưng.
Một giờ học ứng dụng công nghệ của cô và trò Trường TH&THCS Bảo Hưng.

Trường THCS Hưng Khánh là đơn vị rất tích cực và thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học. Trong các tiết dạy, giáo viên tích cực sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học như khai thác tối đa hiệu quả của máy chiếu, máy tính, ti vi... 

Các thầy cô đã tích cực khai thác kho học liệu số, sử dụng linh hoạt vào bài giảng, giúp học sinh dễ hiểu bài hơn, tạo sự cuốn hút. Cùng với đó, nhà trường tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả của phần mềm quản lý trường học ở các trường phổ thông SMAS, thực hiện chữ ký số cá nhân đến đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện xác thực điện tử trong nghiệp vụ quản lý trường đến; thành thạo tổ chức họp trực tuyến... 

Ở Trường TH&THCS Bảo Hưng, những tiết sinh hoạt chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị dạy học đã thu hút được sự hào hứng của học sinh, kích thích các em phát huy năng lực, tư duy, có ý thức áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Không những thế còn tạo sự tương tác tốt giữa giáo viên và học sinh, giúp các em tự tin. 

Đặc biệt, lan tỏa phong trào đổi mới trong công tác dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, những tiết sinh hoạt chuyên đề này được đánh giá mang lại hiệu quả lớn đối với học sinh và cả giáo viên Trường TH&THCS Bảo Hưng. Từ đó, các em học sinh đã đưa ra nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường, tận dụng các sản phẩm sẵn có từ thiên nhiên để nghiên cứu khoa học. 

Trong các ứng dụng CĐS được đẩy mạnh triển khai, các nhà trường trên địa bàn huyện đã tích cực thực hiện phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục trực tuyến; phát huy tối đa những cái hay, cái mới của Chương trình GDPT 2018, tạo ra sự sinh động trong từng giờ học, hướng đến hấp dẫn và chất lượng hơn.

Nhiều trường học trên địa bàn huyện phối hợp với Bảo tàng tỉnh để học sinh có những trải nghiệm thực tế trong các giờ học Lịch sử. Đó là cách làm mới để đưa giáo dục lịch sử gắn với hiện vật, tạo sự sinh động, hấp dẫn, mới lạ với không chỉ học sinh mà cả giáo viên.

Trong thời gian qua, ngành GD&ĐT huyện Trấn Yên đã liên tục chỉ đạo các đơn vị trường học, cán bộ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, quản lý. Đó là tiền đề để các nhà trường thực hiện CĐS trong trường học. 

Xác định đây là nhiệm vụ then chốt trong đổi mới giáo dục, ngành đã sớm ban hành các văn bản, hướng dẫn các đơn vị nhà trường thực hiện. Đồng thời tổ chức tập huấn, quán triệt 10 chỉ tiêu về thực hiện CĐS trong trường học. Tham mưu với UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai thực hiện CĐS trong trường học trên địa bàn toàn huyện. Các nhà trường đã có những cách làm sáng tạo trong thực hiện CĐS, tùy vào tình hình thực tế tại đơn vị. 

Kết quả bước đầu thực hiện CĐS trong giáo dục tại huyện Trấn Yên đã cho thấy động lực để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy cũng như công tác quản lý trong nhà trường đã được nâng lên. 

Các cơ sở giáo dục đã có thể cải thiện và nâng cao được khả năng quản lý và thích ứng trong những điều kiện khó khăn để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất. Đặc biệt, nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong ứng dụng CĐS vào đổi mới giáo dục đã nâng lên một tầm cao mới.

Thanh Vy

Tags Trấn Yên chuyển đổi số chất lượng giáo dục công nghệ

Các tin khác
Từ ngày 12/12, hộ nghèo và cận nghèo sẽ được hỗ trợ trang bị smartphone theo 2 hình thức khác nhau (Ảnh minh họa).

Theo Thông tư 14/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày hôm nay (12/12), những hộ nghèo và cận nghèo sẽ được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh.

Người dân đã quen thuộc với những phương thức thanh toán không tiền mặt. Ảnh: Linh Đan

Nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm khách hàng và tính bảo mật là những yếu tố hấp dẫn người dùng đến với dịch vụ tài chính số.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 2054/STTTT-TTBCXB hướng dẫn cài đặt và sử dụng Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái.

Người tiêu dùng đã quen dần với phương thức thanh toán tiền hàng qua app điện thoại mà không dùng đến tiền mặt.

Thực hiện “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030”, thành phố đã chỉ đạo các xã, phường phối hợp với các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp viễn thông triển khai thực hiện phát triển thanh toán KDTM thông qua nhiều hình thức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục