Bảo tàng Thiên nhiên tổ chức trưng bày tiến hóa sinh giới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2014 | 8:02:47 AM

Ngày 15/5, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam khai trương “Phòng trưng bày tiến hóa sinh giới" tại Nhà A20, số 18 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Phòng Trưng bày tái hiện thế giới tự nhiên từ khi sự sống bắt đầu được hình thành trên Trái Đất cách ngày nay gần 4 tỷ năm, với không gian trưng bày về nguồn gốc sự sống (quá trình tiến hóa từ sự sống đơn giản nhất đến sự kỳ diệu của thế giới sinh vật ngày nay) được thể hiện thông qua cây tiến hóa sinh giới; lịch sử sự sống qua các thời kỳ địa chất trong lịch sử bằng các mẫu hóa thạch trưng bày (từ thời kỳ tiền Cambri, cách ngày nay gần 600 triệu năm); sự hình thành và tiến hóa của con người; sự sống thời hiện đại thể hiện sự đa dạng và phong phú của thế giới sinh vật ngày nay qua các mẫu trưng bày về động vật, thực vật và côn trùng.

Theo phó giáo sư-tiến sỹ Lưu Đàm Cư, Phó Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, hiện Bảo tàng đã có bộ sưu tập mẫu tới hơn 40.000 mẫu vật; trong đó có hơn 400 mẫu thú, hơn 4.000 mẫu bò sát ếch nhái, hơn 400 mẫu cá, hơn 300 mẫu ốc, hơn 2.000 mẫu cổ sinh, hơn 20.000 mẫu côn trùng, hơn 10.000 mẫu thực vật.

Đặc biệt, Bảo tàng đang lưu giữ nhiều mẫu quý hiếm như hơn 20 chiếc sừng tê giác, khoảng 300 thanh ngà voi, hàng chục cân vỏ đồi mồi, sáu con hổ nhồi, cá Mặt Trăng, cá voi lớn (nặng 18,5 tấn), mẫu xương đầu cá sấu hóa thạch, nhiều mẫu và các bộ phận động vật hoang dã quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu, khỉ, voọc, công, trĩ, sừng tê giác, ngà voi, vẩy đồi mồi...

Gần đây, Bảo tàng sưu tầm bộ sưu tập mẫu hóa thạch cổ sinh có niên đại từ 203-175 triệu năm với hơn 800 mẫu vật cúc đá, hai mảnh vỏ, chân bụng, thực vật hạt trần và thực vật thân gỗ bị silic hóa. Đây là bộ sưu tập hóa thạch cổ sinh quý, có giá trị đầu tiên của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Trong số các mẫu vật của Bảo tàng có hơn 50 mẫu chuẩn và đồng chuẩn (30 mẫu cá, 15 mẫu bò sát-ếch nhái, nhiều mẫu côn trùng), một số vật mẫu là các mẫu duy nhất hoặc hiếm của Việt Nam.

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, là tổ chức sự nghiệp văn hóa-khoa học có chức năng sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, tổ chức trưng bày giới thiệu và nghiên cứu các sưu tập vật mẫu, tư liệu về thiên nhiên Việt Nam phục vụ phổ biến kiến thức, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch.

Là loại hình lịch sử tự nhiên, mở đầu cho hệ thống bảo tàng tự nhiên của Việt Nam nên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hứa hẹn sẽ là địa chỉ tham quan rất sinh động, lý thú dành cho mọi đối tượng.

Sau khai trương, Bảo tàng sẽ mở cửa hàng ngày phục vụ công chúng tham quan.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ KH&CN và ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TTTT trao Giải Nhất cho các tác giả.

Giải thưởng báo chí về khoa học- công nghệ (KH&CN) vinh danh những nhà báo có tinh thần khoa học, đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh các kết quả của hoạt động KH&CN trong sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho TS. Nguyễn Thị Kim Thanh và PGS.TS. Trần Mạnh Trí.

Bộ Khoa học-Công nghệ vừa trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho TS. Nguyễn Thị Kim Thanh và PGS.TS. Trần Mạnh Trí.

Astra được coi là trợ lý AI đa phương thức, thời gian thực.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tại hội nghị thường niên dành cho các nhà phát triển ngày 14/5, công ty Google đã công bố Project Astra - một trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trả lời các truy vấn của người dùng theo thời gian thực tế trên video, âm thanh và văn bản.

Cá nhà táng.

Cá nhà táng là loài có bộ não lớn nhất hành tinh và chúng đang tận dụng rất tốt bộ não này. Các nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ của cá nhà táng có khả năng thể hiện phần lớn ý nghĩa mà chúng muốn giao tiếp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục