Trái đất suýt trúng siêu bão mặt trời

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/7/2014 | 2:13:00 PM

Hôm qua 24-7, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tiết lộ năm 2012 trái đất đã may mắn tránh được một trận bão mặt trời cực lớn “có khả năng đẩy nền văn minh hiện đại về thế kỷ 18”.

Bão mặt trời xuất phát từ các vụ phun trào trên bề mặt mặt trời.
Bão mặt trời xuất phát từ các vụ phun trào trên bề mặt mặt trời.

Theo AFP, NASA cho biết cơn bão mặt trời tiến sát đến gần quỹ đạo trái đất vào ngày 23-7-2012. Đó là cơn bão mặt trời dữ dội nhất trong vòng 150 năm qua. “Nếu đợt phun trào trên bề mặt mặt trời diễn ra sớm một tuần thì nó đã ảnh hưởng đến trái đất” - giáo sư Daniel Baker thuộc ĐH Colorado cho biết.

Cơn bão này đánh vào phi thuyền STEREO-A, một đài quan sát mặt trời của NASA. Dự trên các dữ liệu thu thập được, NASA cho biết cơn bão này mạnh gấp hai lần cơn bão mặt trời năm 1989 làm toàn bộ Quebec ở Canada mất điện.

Cơn bão này cũng có sức mạnh tương đương siêu bão mặt trời năm 1859. Giới chuyên gia ước tính một cơn bão mặt trời tương tự hiện tượng 1859 sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 2.000 tỷ USD và sẽ phải mất nhiều năm thế giới mới khắc phục được các tổn hại.

Bão mặt trời có thể gây mất điện trên diện rộng, làm tê liệt các thiết bị điện tử như radio, GPS, thiết bị viễn thông, thiết bị cung cấp nước… Bão mặt trời bắt đầu từ những vụ phun trào trên bề mặt mặt trời. Các tia X và tia tử ngoại bắn với tốc độ ánh sáng tới trái đất.

Các chuyên gia NASA ước tính có 12% khả năng một cơn bão mặt trời khổng lồ tương tự sự kiện 1859 sẽ đánh vào trái đất trong vòng 10 năm tới.

(Theo TTO)

Các tin khác

Các nhà khoa học thuộc Đại học Y ở thành phố Tomsk, vùng Siberia của Nga, đã phát triển công nghệ cho phép sản xuất một số loại sản phẩm vệ sinh từ rêu than bùn Sphagnum.

Ảnh chỉ có tính minh họa.

Một loại bao cao su được bọc gel có thể tiêu diệt các loại virus gây Các bệnh lây lan qua đường tình dục (STIs) sắp được bán tại Australia.

Theo thông tin từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gate Way), công tác hàn nối cáp đang được tiến hành khẩn trương. Mối hàn chính đầu tiên sẽ được tiến hành vào 3h00 sáng ngày 26/7. Cáp sẽ được hàn nối xong vào 11h ngày 28/7. Dự kiến đến 11h ngày 30/7, tuyến cáp quang biển AAG sẽ được sửa chữa hoàn tất, 100% kênh truyền được khôi phục.

Hai bé gái chơi đùa với nước tránh nóng ở Milan, Italy.

Tháng 6/2014 đã trở thành tháng Sáu nóng nhất trong lịch sử khí tượng thế giới kể từ khi các chuyên gia bắt đầu thu thập và ghi chép dữ liệu về nhiệt độ trung bình của Trái Đất năm 1880.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục