Việt Nam tự sản xuất 10/11 loại vaccine
- Cập nhật: Thứ năm, 29/1/2015 | 2:05:46 PM
Đến nay, Việt Nam đã tự sản xuất 10/11 loại vaccine và chủ động nguồn cung cấp vaccine phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân chứng kiến lễ ký kết ngày 28/1 (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản)
|
Ngày 28/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và 4 đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam đã tự sản xuất 10/11 loại vaccine. Mục tiêu về khoa học và công nghệ của chương trình là chủ động hoàn toàn được công nghệ tạo chủng và bộ chủng giống vaccine để có thể sản xuất với quy mô công nghiệp phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, sản xuất khi có dịch bệnh đối với các loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm lão mô cầu, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm não Nhật Bản, cúm mùa, thương hàn, bệnh dại, viêm gan A và một số dịch bệnh nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó, chương trình cũng đặt mục tiêu làm chủ các công nghệ sản xuất vaccine ở quy mô công nghiệp, thương mại hóa được 7 dạng vaccine với các công nghệ tiên tiến.
(Theo VTV)
Các tin khác
YBĐT - Trả lời phỏng vấn phóng viên YBĐT, ông Vũ Xuân Hợi - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh cho biết, năm 2015, hoạt động KH&CN trên địa bàn tiếp tục tổ chức lựa chọn các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng trọng tâm, trọng điểm.
Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại kháng sinh mới mang tên Teixobactin, có khả năng điều trị nhiễm khuẩn và loại bỏ vấn đề kháng thuốc, vốn đang là bài toán khó từ nhiều thập kỷ nay, mở ra hy vọng khống chế các loại siêu vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc.
Ngày 9/1, Nhà máy Amie - cơ sở đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ nano bạc và đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP chính thức đi vào hoạt động.
Kính thiên văn Kepler của NASA phát hiện thêm 8 hành tinh xa xôi mới, trong đó có một hành tinh giống trái đất nhất được tìm thấy cho đến nay, theo thông tin được tiết lộ tại hội nghị của Hội Thiên văn Mỹ.