Tên lửa BrahMos-II (K) sẽ đạt vận tốc gấp 5 lần âm thanh

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/8/2015 | 2:18:10 PM

Dự kiến tên lửa mới do liên doanh Nga, Ấn Độ phát triển sẽ có vận tốc 6.125 km/giờ, tức là gấp hơn 5 lần âm thanh.

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nhằm tỏ lòng tôn kính đối với cố Tổng thống Abdul Kalam, người có nhiều đóng góp cho các dự án phát triển tên lửa và hạt nhân của Ấn Độ, nước này đang phát triển tên lửa siêu thanh mới BrahMos-II (K), trong đó “K” là từ viết tắt tên ông.

Kế hoạch trên sẽ do Liên doanh BrahMos Aerospace giữa Nga và Ấn Độ cùng phát triển.

Tổng giám đốc BrahMos Aerospace, ông Sudhir Mishra cho biết cố Tổng thống Kalam là động lực để công ty phát triển loại vũ khí siêu thanh mới này và BrahMos-II (K) được đặt theo tên ông.

Sáu tuần trước khi qua đời (hôm 27/7) ông Kalam đã đề nghị BrahMos Aerospace đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu về công nghệ vũ khí siêu thanh để Ấn Độ hoàn thành phát triển một loại tên lửa sẵn sàng hoạt động trong 3-5 năm tới.

Tên lửa BrahMos hiện hành có vận tốc gấp 3 lần âm thanh và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cách xa 290 km. Đây là loại tiêu lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới hiện nay.

Dự kiến, BrahMos-II (K) sẽ có vận tốc 6.125 km/giờ, tức là gấp hơn 5 lần âm thanh. Công ty BrahMos Aerospace sẽ tiếp tục theo đuổi kế hoạch phát triển động cơ siêu thanh để với vận tốc gấp 7 lần âm thanh trong vòng 5-7 năm tới.

Hiệp định hợp tác chế tạo tên lửa BrahMos giữa Nga - Ấn Độ năm 1998 do chính cố Tổng thống Kalam ký, khi ông còn là Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Ấn Độ.

Ngày 13/6 vừa qua, ông Kalam đã tới thăm trụ sở của Brahmos ở New Delhi nhân kỷ niệm vụ phóng thử đầu tiên của loại tên lửa hiện đại này năm 2001 và có bài phát biểu về khả năng của vận tốc siêu thanh.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác

Rung nhĩ có thể gây ra cục máu đông trong tim, dẫn đến tắc mạch. Ngoài ra, rung nhĩ còn làm nhịp tim nhanh, khiến bệnh nhân hồi hộp, khó thở, thậm chí hạ huyết áp.

Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Ung thư (BVUT) Đà Nẵng gặp và phẫu thuật khối u có kích thước lớn và phức tạp sau phúc mạc xuất phát từ mặt sau bàng quang.

Toàn cảnh Hội nghị.

Ngày 6-8, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN nhằm hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương quy trình xét tặng Giải thưởng tại hội đồng các cấp.

Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết, một loại vaccine phòng virus Ebola đã cho hiệu quả cao trong các cuộc thử nghiệm trên diện rộng tại Guinea, một trong những quốc gia nằm trong tâm bão của dịch Ebola tại châu Phi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục