Phát hiện phương pháp "vô hiệu hóa" sự lan rộng tế bào ung thư
- Cập nhật: Thứ năm, 22/12/2016 | 2:06:25 PM
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Australia, vừa tìm ra phương pháp có thể ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư, đem lại hy vọng cứu sống hàng nghìn người mỗi năm.
Ảnh minh họa.
|
Trong công trình nghiên cứu mới công bố, các nhà nghiên cứu ở Viện Garvan cho biết họ đã xác định được một protein có tên là MCL-1, giữ vai trò quan trọng trong quá trình lan rộng của các tế bào ung thư vú. Đồng thời, họ cũng tìm ra cách vô hiệu hóa tế bào này, cũng như gia tăng hiệu quả của các loại thuốc điều trị ung thư hiện nay.
Phát hiện này tạo tiền đề nghiên cứu cho các phương pháp điều trị ung thư vú, bởi các phương pháp hiện nay thường thất bại một khi các tế bào ung thư bắt đầu lan rộng.
Tiến sỹ Samantha Oakes, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “MCL-1 được biết đến như một yếu tố sống còn của các tế bào ung thư. Thế nhưng cho đến nay, chưa ai chứng minh được rằng nó giúp những tế bào ung thư lây lan. Chúng tôi đã tìm ra cách ngăn chặn sự lây lan thông qua việc vô hiệu hóa MCL-1."
Theo tiến sỹ Samantha Oakes, kết quả này có thể được áp dụng vào việc thu nhỏ kích cỡ khối u và ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư, trước khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật.
Nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột thí nghiệm được cấy tế bào ung thư vú mô phỏng của con người.
Tiến sỹ Oakes tin tưởng việc thử nghiệm sẽ đem lại kết quả tương tự đối với những bệnh nhân ung thư vú.
Dự kiến, chương trình thử nghiệm trên người sẽ được tiến hành trong năm năm tới.
Hiện ở Australia có khoảng 3.000 phụ nữ và nam giới tử vong vì ung thư vú mỗi năm.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Là đơn vị sự nghiệp có thu mới đi vào hoạt động từ 1/01/2016, còn nhiều khó khăn về phương tiện, máy móc phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, đội ngũ cán bộ trẻ kinh nghiệm thiếu, song tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm đã vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đội tuyển Việt Nam có 5 thí sinh thì một em được 1 huy chương bạc và 4 em đạt giải khuyến khích kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lý thiên văn lần thứ 10, tổ chức tại thành phố Bhubaneswar, Ấn Độ.
Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar LOTUSat-1 vào năm 2019 và sau đó, năm 2022 sẽ phóng vệ tinh radar LOTUSat-2. Không chỉ giúp tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm nhờ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, 2 vệ tinh này là minh chứng cho việc Việt Nam đang làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh.
Đây là bệnh viện đầu tiên ở khu vực miền núi phía Bắc vừa thành lập được Trung tâm Tim mạch với phòng mổ hàng hiện đại