Lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D trong phẫu thuật tim mạch
- Cập nhật: Thứ năm, 7/12/2017 | 2:42:25 PM
Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng công nghệ này là một bệnh nhân nữ Đ.T.T (68 tuổi, Nam Định), bị mắc bệnh thông liên nhĩ, thường xuyên bị đau tức ngực trái, khó thở.
Lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D vào phẫu thuật tim mạch thành công.
|
Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, bệnh viện E vừa ứng dụng công nghệ 3D vào phẫu thuật tim mạch thành công. Ưu điểm vượt trội của công nghệ 3D giúp các bác sĩ có thể phẫu thuật tim mạch chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, giảm các biến chứng cho người bệnh.
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc bệnh viện E, bệnh nhân Đ.T.T nhập viện trong tình trạng đau ngực trái, khó thở, mệt mỏi và thể trạng rất gầy yếu, trọng lượng khoảng 34kg.
Cách đây 6 tháng, bệnh nhân đã được các bác sĩ phát hiện mắc bệnh thông liên nhĩ, tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện những cơn đau tức ngực trái, khó thở.
Theo chỉ định của các bác sĩ, bệnh nhân cần phải can thiệp phẫu thuật do lỗ thông nhĩ lớn, có nhiều lỗ (dạng sàng) đã gây hậu quả lên tim và phổi. Mặt khác, trong quá trình chẩn đoán bệnh, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân còn bị hẹp nặng động mạch vành nuôi cơ tim và cần phải can thiệp sớm.
Với trường hợp này, nếu không áp dụng công nghệ 3D, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ mở bắc cầu động mạch vành và vá lỗ thông liên nhĩ trong tim. Phương pháp này phải cưa mở toàn bộ xương ức nên có thể sẽ xảy ra nhiều rủi ro vì bệnh nhân cao tuổi, thể trạng quá nhỏ, các bộ phận liên quan đến ca phẫu thuật khó liền trong thời kỳ hậu phẫu.
Chính vì vậy, các bác sĩ đã quyết định chỉ định áp dụng công nghệ 3D để phẫu thuật ca bệnh này. Theo đó, động mạch vành hẹp của bệnh nhân sẽ được tái thông bằng biện pháp, đặt stent qua da, sau đó phẫu thuật nội soi toàn bộ sử dụng công nghệ 3D chỉ qua các lỗ nhỏ thành ngực, đóng lỗ thông liên nhĩ trong tim.
Công nghệ 3D khiến phẫu thuật trở nên vô cùng "thật” như phẫu trường rõ nét (quả tim, mạch máu, phổi…).
Hiện tại, sau ca mổ 1 ngày, bệnh nhân đã hồi phục rất nhanh và dự kiến ra viện sau 5-6 ngày. Các dấu vết để lại chỉ là các vết sẹo nhỏ 1-1,5cm ở các góc khuất của cơ thể.
GS.BS Lê Ngọc Thành chia sẻ, đây là kỹ thuật thuật đã được bệnh viện E - đại diện giới y khoa Việt Nam giới thiệu ra thế giới và được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao.
GS Thành cũng cho biết, đây là lần đầu tiên công nghệ 3D được ứng dụng ở Việt Nam trong phẫu thuật tim mạch kết hợp với kỹ thuật vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ qua 4 lỗ trocart nhỏ ở thành ngực.
Công nghệ 3D khiến phẫu thuật trở nên vô cùng "thật” như phẫu trường rõ nét (quả tim, mạch máu, phổi…) giúp phẫu thuật viên tiến hành thao tác thuận lợi, rút ngắn thời gian mổ và hạn chế các tình huống rủi ro. Đặc biệt, chi phí điều trị và phẫu thuật áp dụng công nghệ 3D của bệnh nhân không tăng thêm so với mổ nội soi toàn bộ thông thường (không có công nghệ 3D hỗ trợ).
Các tin khác
Trước 1.500 đại biểu tại Hội thảo "Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017”, Thủ tướng đã nêu 3 câu hỏi và "mong các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học và đại biểu trao đổi, thảo luận thẳng thắn, chia sẻ quan điểm cụ thể…”.
Quỹ Giải thưởng thường niên cho các nhà khoa học có những nghiên cứu mang tính đột phá (Breakthrough Prize Foundation) thông báo những người đoạt Giải Breakthrough Prizes năm 2018 trong các ngành vật lý cơ bản, khoa học phục vụ đời sống và toán học cùng một số giải nhằm khuyến khích các nhà khoa học trẻ.
Các bác sỹ tại bệnh viện Pitie-Salpetriere Hospital AP-HP ở Paris (Pháp) đã phát hiện bằng chứng đầu tiên cho thấy một loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư phổi, thận và da có thể tiêu diệt các tế bào nhiễm virus HIV ở các bệnh nhân AIDS.