Khôi phục 100% dung lượng đi quốc tế trên tuyến cáp quang biển SMW3

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/12/2017 | 3:12:20 PM

Sáng 20-12, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, tuyến cáp quang biển quốc tế SEA-ME-WE 3 (SMW3) đã được khôi phục 100% dung lượng từ Việt Nam đi quốc tế. Được biết, việc sửa chữa được hoàn thành sau khi thay thế thiết bị nguồn tại trạm TUAS (Singapore) vào chiều ngày 15-12.

Trước đó, vào lúc 5h10 ngày 10-10, đã xảy ra sự cố trên tuyến cáp quang biển quốc tế SMW-3. VNPT đã tổ chức định tuyến ưu tiên lưu lượng, triển khai phương án mở ứng cứu lưu lượng trên các hướng cáp khác, như APG, AAE-1 và tuyến cáp quốc tế đất liền CSC nhằm đảm bảo tối đa chất lượng dịch vụ internet phục vụ Hội nghị APEC 2017 và các khách hàng trong thời gian xảy ra sự cố.

Tuyến cáp SMW-3 là tuyến cáp quang duy nhất đi theo chiều kết nối từ Châu Á sang Ấn Độ vào Châu Âu, các tuyến còn lại đều đi hướng sang khu vực Mỹ La tinh qua đảo Guam và Hawaii. Được đưa vào sử dụng vào tháng 9-1999, SMW-3 là tuyến cáp quang biển sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang có dung lượng hệ thống là 320Gbps nối Việt Nam với 39 nước trên thế giới. Tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển này cập bờ tại Đà Nẵng.
 
(Theo HNMO)

Các tin khác
Quang cảnh Hội thảo.

YBĐT - Ngày 18/12, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội thảo "Phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, lao động sáng tạo trong cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động”.

Đội hỗ trợ kỹ thuật cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017.

Với việc đạt 7.211 điểm, đội CLGTftMeePwn của Việt Nam đã soán ngôi đội 217 của Đài Loan để chiếm ngôi vị quán quân cuộc thi WhiteHat Grand Prix năm nay, giành giải thưởng lớn trị giá 225 triệu đồng (tương đương 10.000 USD).

Đây là lần đầu tiên kỳ thi Olympic các môn Khoa học trẻ Quốc tế (IJSO) được tổ chức tại châu Âu. 6 học sinh Việt Nam tham gia đều có giải với 3 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.

Một hệ Mặt Trời mới với 8 hành tinh giống như hệ Mặt Trời của chúng ta vừa mới được phát hiện nhờ sự hỗ trợ của kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và chương trình phân tích của trí thông minh nhân tạo do Google phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục