Việt Nam đoạt 6 Huy chương Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2017

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/12/2017 | 9:59:32 AM

Đây là lần đầu tiên kỳ thi Olympic các môn Khoa học trẻ Quốc tế (IJSO) được tổ chức tại châu Âu. 6 học sinh Việt Nam tham gia đều có giải với 3 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.

6 học sinh tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế 2017 đến từ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội.

IJSO năm nay diễn ra tại Hà Lan từ ngày 2/12- 15/12/2017, thu hút sự tham dự của 50 nước và vùng lãnh thổ với 279 học sinh. Đoàn Việt Nam tham gia các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học.

Các câu hỏi của đề thi năm nay đòi hỏi sự suy luận, phân tích và các kĩ năng khoa học ở mức độ cao. Đặc biệt các câu hỏi trong bài thi đều hướng đến một chủ đề chung là "Nước và sự bền vững”. Nhiệm vụ mà thí sinh phải giải quyết trong đề đều là các vấn đề thực tiễn mà con người gặp phải trong quá trình xử lí nước, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ Trái Đất.

Với sự nỗ lực cao nhất, đoàn Việt Nam đoạt 3 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.

Huy chương Bạc thuộc về các học sinh: Lương Hiền Nga - lớp 10 Hóa 1 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; Đỗ Cao Minh Châu - lớp 10 Sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và em Nguyễn Trọng Khải - lớp 10 Hóa 1 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.

Ba Huy chương Đồng thuộc về học sinh: Nguyễn Đức Hiếu, Lê Hoàng Minh, Trần Khánh Vy. Cả 3 em đạt Huy chương Đồng đều là học sinh lớp 10 Hóa 1 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

​Năm 2018, IJSO lần thứ 15 sẽ diễn ra tại Botswana. Đây là năm thứ 8 liên tục, Sở GD&ĐT Hà Nội được Bộ GD&ĐT ủy quyền, giao trách nhiệm tổ chức chọn lựa, thành lập đội tuyển quốc gia đại diện cho học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế.
 
(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Một hệ Mặt Trời mới với 8 hành tinh giống như hệ Mặt Trời của chúng ta vừa mới được phát hiện nhờ sự hỗ trợ của kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và chương trình phân tích của trí thông minh nhân tạo do Google phát triển.

Chưa bao giờ kỹ thuật can thiệp tế bào để cơ thể người tự tái tạo các bộ phận hư hỏng lại hiện hữu như hiện nay khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern (NU, Mỹ) sản xuất được những "ma trận" tự nhiên có khả năng tự tập hợp giống như những "ma trận" tồn tại trong cơ thể, bao quanh các tế bào để bảo vệ và định hướng những tế bào này di chuyển tới các vị trí cần thiết.

Lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D vào phẫu thuật tim mạch thành công.

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng công nghệ này là một bệnh nhân nữ Đ.T.T (68 tuổi, Nam Định), bị mắc bệnh thông liên nhĩ, thường xuyên bị đau tức ngực trái, khó thở.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội thảo.

Trước 1.500 đại biểu tại Hội thảo "Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017”, Thủ tướng đã nêu 3 câu hỏi và "mong các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học và đại biểu trao đổi, thảo luận thẳng thắn, chia sẻ quan điểm cụ thể…”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục