Việt Nam có thêm hai khu dự trữ sinh quyển

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/9/2021 | 9:28:20 AM

Núi Chúa (Ninh Thuận) và Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được công nhận là khu dữ trữ sinh quyển, chiều 15/9.

Phong cảnh khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Ảnh
Phong cảnh khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Ảnh

Quyết định trên được đưa ra tại kỳ họp lần thứ 33, Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Nigeria.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa với vùng lõi là vườn quốc gia Núi Chúa với diện tích hơn 106.000 ha - mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng của Việt Nam và Đông Nam Á.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng với diện tích hơn 410.000 ha, gồm hai vùng lõi là vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Nơi đây có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên.

Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Tây Nguyên, khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Hai khu dự trữ sinh quyển trên đều chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại đây.

Trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được công nhận tổng cộng 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng khu dự trữ sinh quyển đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia với 19 khu.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ngôi sao

Các hình ảnh tổng hợp từ Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã tiết lộ "bản chất kép" của ngôi sao khổng lồ AG Carinae, trông như một con mắt quỷ nhìn từ vũ trụ.

Khủng long khổng lồ răng cá mập đã từng sinh sống ở Uzbekistan 90 triệu năm trước.

Khoảng 90 triệu năm trước, loài khủng long ăn thịt với những chiếc răng giống như cá mập đã rình mò, săn mồi ở nơi bây giờ là Uzbekistan, theo một nghiên cứu mới về xương hàm của con khổng lồ.

Một loạt sản phẩm của Apple đối mặt với nguy cơ phần mềm gián điệp từ tháng 3 năm nay.

Hãng Apple vừa công bố các phiên bản cập nhật hệ điều hành cho iPhone, iPad và Apple Watch, yêu cầu người dùng nâng cấp ngay để chặn nguy cơ từ một lỗi bảo mật vừa phát hiện.

Dơi ăn ổi ở Siliguri, Ấn Độ- loài dơi có thể mang virus nipah nguy hiểm. Ảnh: AP

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo rằng Nipah, loại virus đang lây lan nguy hiểm ở bang Kelara của Ấn Độ, có thể trở thành mối đe dọa với thế giới tương tự bệnh COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục