Sự học từ góc nhìn dí dỏm

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/1/2011 | 2:26:04 PM

Giờ thực hành Tin học của học sinh Trường THPT Đồng Tâm (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Văn Tuấn)
Giờ thực hành Tin học của học sinh Trường THPT Đồng Tâm (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Văn Tuấn)

Học nhóm

Là sự tụ hội của một nhóm bạn nào đó có cùng sở thích như: ăn hàng, ham chải chuốt, lượn lờ siêu thị, shop nọ shop kia, có thể chơi bi-a, điện tử quên ngày tháng... Nguyên nhân lớn nhất khiến họ muốn học nhóm là bởi chơi một mình thì chán nên phải tìm hội cho vui. Với lại, cứ chơi một mình thì ai biết tài mình đến đâu, lấy đâu ra khán giả cho mình thể hiện. Và quyết định đúng đắn nhất là việc “học nhóm” để còn trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

Học thêm:

Dĩ nhiên đây là chỗ dành cho những người... thiếu học. Rất có thể vì những lí do đại loại như: hay đi học muộn, mơ màng trong giờ học, thay vì nghe bài giảng của thầy, cô giáo thì họ lại trò truyện tâm tình, đọc truyện, ăn quà vặt... nên họ bị hổng kiến thức nghiêm trọng. Mà đã hổng thì phải bù, thiếu thì phải thêm nên các lớp học thêm mới nở rộ như nấm mọc sau mưa vậy chứ.

Học tủ

Này nhé, các bạn cứ tưởng tượng mà xem, tất cả những gì mà gia đình bạn quý nhất và cho là có giá trị nhất đều được bố mẹ bạn... cất vài tủ và khóa chặt lại.
Còn đối với học sinh chúng ta thì thứ quan trọng nhất chính là kiến thức, các bài giảng của thầy, cô giáo. Thế là chúng ta cất vội chúng vào “tủ” và khi nào cần (ví dụ như kiểm tra, thi...), chúng ta lại điềm nhiên mở tủ ra và... a lê hấp... Tuy nhiên, do gu và thị hiếu của giới trẻ luôn thay đổi nên đôi khi các bạn xài “tủ” đứng, nhưng đa phần là “lao” vào “tủ” lệch để rồi thầy cô, bố mẹ phải kêu ca.

Học bạn

Bạn bè chơi thân thiết với nhau lâu ngày ắt phải hiểu tính nhau. Và muốn giữ cho tình bạn được bền lâu thì dĩ nhiên là một số sở thích, suy nghĩ phải tương đồng với nhau.

Thế nhưng, mọi chuyện lại chẳng hề đơn giản chút nào. Giả dụ bạn chơi với một người chăm chỉ, suốt ngày lo dọn dẹp nhà cửa, giúp mẹ nấu nướng... Có lẽ là thực lòng bạn cũng muốn họp tập “con ong chăm chỉ” này nhưng mà thế thì... eo ôi! Mệt chết.

Cùng lúc đó, bạn quen được với một người bạn “sành điệu” suốt ngày rong chơi, sửa sang quần áo, tưởng việc gì chứ việc này thì học tập dễ ợt. Đi chơi ai mà chẳng thích; xinh đẹp, hợp mốt ai mà chẳng mê. Vậy là “học bạn” ở nhân vật thứ hai này một cách chăm chỉ, tự giác nhất...

Còn bao nhiêu kiểu học thì còn bấy nhiêu góc nhìn dí dỏm. Nếu có thể, các bạn hãy tự mình bổ sung thêm, chắc chắn là sẽ còn vô khối điều thú vị.

Đào Thị Ngọc Bích - (Lớp 12B5, Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên)

Các tin khác
Khoảnh khắc học sinh Việt Nam được vinh danh

Sau 12 năm, kể từ khi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được tổ chức trên phạm vi cả nước và tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế từ năm 2012 đến nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam đoạt giải nhì.

Tuấn Minh là người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách Forbes

Tuấn Minh, sinh viên năm thứ ba ngành Quản trị Kinh doanh một trường ĐH tại Hà Nội, vừa được Tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách "30 Under 30 Asia".

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa đạt kết quả ấn tượng khi giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Viện Toán học của ĐH Stanford (Mỹ) đưa tin về TS Phạm Tuấn Huy và TS Jinyoung Park được trao giải thưởng Dénes König 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục