Người thầy tiếp lửa

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/6/2015 | 9:24:16 AM

YênBái - YBĐT - Với những người làm báo thì “ngôn ngữ báo chí” chính là nền tảng cho công việc của mình. Và nếu ai đã học môn Ngôn ngữ báo chí, do Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Quang Hào (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) thì đó quả là điều may mắn lớn.

Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Quang Hào trong một giờ thực hành báo in tại lớp Đại học Báo chí tổ chức ở Yên Bái.
Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Quang Hào trong một giờ thực hành báo in tại lớp Đại học Báo chí tổ chức ở Yên Bái.

Ở độ tuổi 60 - cái tuổi mà hầu như nhiều người đã cảm thấy “chùn chân mỏi gối” nhưng với thầy Quang Hào dường như vẫn còn “sung” lắm. “Riêng năm 2014 tôi bay 44 chuyến từ châu Á sang Âu, Mỹ, Úc, rồi ngược xuôi các vùng miền trong nước để học tập, giảng dạy. Tôi chưa bao giờ thấy mệt và càng đi càng thấy kiến thức thật bao la, không thể thoả mãn được tầm nhìn và ngôn ngữ cuộc sống”- thầy tâm sự. Chúng tôi cứ học, cứ nghe những tâm sự, kinh nghiệm được trả bằng bao công sức của thầy.

Tôi vẫn nhớ như in những bài học về ngôn ngữ báo in, ngôn ngữ phóng sự truyền hình đã lấy đi bao nước mắt của độc giả, làm thay đổi cách nhìn của các nhà quản lý. "Phải hiểu lắm, trăn trở lắm khi sử dụng “ngôn ngữ” riêng của mình mà những tác phẩm báo chí ấy mới sống mãi với thời gian, ngự trị trong lòng độc giả..." - thầy nói.

“Tại sao phải học ngôn ngữ báo chí? Vì báo chí có ngôn ngữ riêng của nó. Mỗi loại hình lại có một ngôn ngữ, một thế mạnh. Tôi không dạy các anh chị theo giáo trình, bởi giáo trình luôn là nền tảng để tự nghiên cứu, là gối để đầu khi làm nghề. Tôi chỉ dạy anh chị những cái mới, những ngôn ngữ của báo chí hiện đại và những gì giáo trình chưa bổ sung...”. Chính vì những tâm sự ấy của thầy mà chúng tôi may mắn được lĩnh hội những kiến thức mà thầy trao cho. Từ đó, chúng tôi càng học, càng thấm, càng hứng thú và có sự chuyển biến rõ rệt.

Nhớ một lần học về ngôn ngữ báo in, chúng tôi được thầy cho làm thực hành tại lớp. Phải nói rằng, chúng tôi phấn khởi vì được học và làm những công việc mà ở cơ quan đang làm. Nhưng chúng tôi cũng bị bất ngờ bởi cách làm báo mới, “ngôn ngữ” hiện đại và mới của báo in. Hôm đó, thầy yêu cầu lớp chia tổ, mỗi tổ phải chọn một đề tài, mỗi đề tài phải thể hiện trên một trang báo với đủ thông tin: box, sa-po, tít chính, tít phụ, chính văn, phỏng vấn, graphic, ảnh các loại... với thời gian 40 phút cả trình bày, thuyết minh. Trang báo mà chúng tôi trình bày có nội dung “Thị xã Nghĩa Lộ sau 20 năm tái thành lập” có đầy đủ các yếu tố đưa ra, thời gian trình bày, thuyết trình đều bảo đảm đúng yêu cầu.

Sau khi kết thúc việc trình bày, thầy khen chúng tôi lắm và bảo các em nắm bắt vấn đề rất tốt, trình bày đẹp... Tuy nhiên, phần phỏng vấn các em phải đặt những câu hỏi thực tế hơn, sát với đời sống người dân hơn, nhất là việc các vị lãnh đạo phải trả lời được những việc đã làm, đang làm và sẽ làm, như vậy mới thực sự thành công và người đọc mới thỏa mãn, bởi tờ báo của chúng ta là tờ báo Đảng, là tiếng nói và diễn đàn của nhân dân. Sau bài báo đó, chúng tôi lại cùng được thảo luận, nghe các nhóm khác trình bày. Ở mỗi một bài báo, mỗi khía cạnh khác nhau, đều được thầy phân tích kỹ, chỉ rõ những hạn chế, dù ở bất kỳ trang nào thầy cũng nhấn mạnh: “Chúng ta là người làm báo, làm nhiệm vụ chính trị nhưng không quên đang làm trách nhiệm xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân, nên bài viết  phải khách quan, đặt mình trong người, người trong mình, như vậy mới thấu tình đạt lý...”.

Thời gian như gió cuốn bay đi, bài giảng về môn học còn rất nhiều nhưng thời gian biểu đã đến hồi kết thúc. Chúng tôi và thầy tuy ít có thời gian tiếp xúc bên lề những buổi học, nhưng với những gì thầy truyền thụ cho chúng tôi về “ngôn ngữ báo chí” vẫn còn là một câu chuyện dài không thể kể hết được. Những câu chuyện nghề, chuyện đời đã mang đến cho chúng tôi nhiều cảm nhận mới và như được tiếp lửa “ngôn ngữ” cuộc sống qua báo chí.

Nguyễn Thanh

Các tin khác

Sáng 4/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Báo Yên Bái long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Báo Yên Bái xuất bản số đầu (05/11/1962 – 5/11/2022). Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tới dự và có bài phát biểu chỉ đạo định hướng công tác tuyên truyền đối với báo Yên Bái trong giai đoạn hiện nay. Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Sáng 4/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Báo Yên Bái long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày xuất bản số đầu (05/11/1962 – 5/11/2022).

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 5/11/1962, Báo Yên Bái xuất bản số đầu tiên mang tên Cơ quan của Đảng Lao động Việt Nam tỉnh Yên Bái, nay là Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Yên Bái, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái. Ngày 5/11/1962 đã trở thành dấu mốc đặc biệt quan trọng, khẳng định vị thế của Báo Yên Bái hòa cùng hệ thống báo các đảng bộ địa phương để mở ra chặng đường phát triển mới của báo Đảng địa phương trong cả nước.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Dương Văn Thống cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh nhấn nút ra mắt giao diện trang Tiếng Anh trên Báo Yên Bái Online năm 2020.

Từ khi tái lập Báo Yên Bái năm 1991, nhiều thế hệ lãnh đạo Báo Yên Bái đã nghỉ hưu nhưng vẫn luôn đồng hành, tin tưởng và kỳ vọng Báo Yên Bái tiếp tục khai thác, phát huy vai trò, thế mạnh của mình qua việc thông tin khách quan, trung thực, chính xác, góp phần định hướng dư luận, giữ vững vị trí của báo chí cách mạng Việt Nam, xứng đáng với niềm tin yêu của bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục