Đề xuất mỗi tỉnh thành lập một hội đồng chọn sách giáo khoa

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/4/2020 | 8:53:16 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư này được xây dựng căn cứ theo Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 1-7-2020 và sẽ thay thế Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30-1-2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet
Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet

Điểm mới đáng chú ý nhất tại dự thảo thông tư là quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Còn theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT, mỗi cơ sở giáo dục phổ thông phải thành lập một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong đơn vị mình. 

Thành viên của hội đồng lựa chọn sách giáo khoa bao gồm: Lãnh đạo, chuyên viên của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Số lượng thành viên hội đồng phải là số lẻ, tối thiểu 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang giảng dạy. 

Dự thảo thông tư cũng quy định: Người đã tham gia biên soạn, thẩm định, chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt không được tham gia hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.

Dự thảo quy định, việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải tuân theo ba nguyên tắc: Sách giáo khoa phải thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở một khối lớp lựa chọn một đầu sách giáo khoa; bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng quy định, sách giáo khoa được lựa chọn phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương hoặc từng khu vực của địa phương; đồng thời phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

(Theo HNMO)

Các tin khác
ảnh minh họa

Các địa phương thuộc nhóm "có nguy cơ dịch bệnh thấp" có thể xem xét cho học sinh đi học trở lại, trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.

Thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, các trường học ở Yên Bái đã và đang nỗ lực đa dạng hóa các hình thức dạy và học phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, trong đó có các hình thức dạy học từ xa cũng như giao bài cho học sinh ôn tại nhà.

Trường Mầm non Sơn Ca (thành phố Yên Bái) đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Đến nay, toàn tỉnh có 235 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 53,0% số trường; tăng 95 trường so với năm học 2016 - 2017

Bên cạnh việc thực hiện duy trì nhiệm vụ giáo dục, các cô giáo chung tay làm kính chống giọt bắn tặng cán bộ y tế nơi tuyến đầu phòng dịch.

Ngành giáo dục-đào tạo đã linh hoạt hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên và các cơ sở giáo dục duy trì các hoạt động giáo dục với phương châm "Học sinh không đến trường nhưng không dừng học tập”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục