Dòng họ học tập tiêu biểu ở Suối Giàng

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/4/2020 | 8:11:42 AM

YênBái - Tinh thần hiếu học và phong trào học tập của các dòng họ người Mông ở xã vùng cao Suối GIàng rất tiêu biểu. Cùng với dòng họ Giàng, những kết quả từ xây dựng dòng họ học tập của họ Sổng cũng là một điển hình.

Đại diện dòng họ Sổng, xã Suối Giàng nhận Bằng khen của UBND tỉnh tại Đại hội Thi đua khuyến học, khuyến tài, biểu dương gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập tiêu biểu giai đoạn 2020 - 2025.
Đại diện dòng họ Sổng, xã Suối Giàng nhận Bằng khen của UBND tỉnh tại Đại hội Thi đua khuyến học, khuyến tài, biểu dương gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập tiêu biểu giai đoạn 2020 - 2025.

Là xã vùng cao của huyện Văn Chấn, Suối Giàng có 4 dân tộc anh em cùng chung sống là: Mông, Kinh, Dao, Tày, trong đó người Mông chiếm 98,5%, đời sống còn nhiều khó khăn. Dù vậy, tinh thần hiếu học và phong trào học tập của các dòng họ người Mông ở đây rất tiêu biểu. Cùng với dòng họ Giàng, những kết quả từ xây dựng dòng họ học tập của họ Sổng cũng là một điển hình.

Ông Sổng A Nủ - Trưởng dòng họ cho biết: "Tính đến nay, họ Sổng đã sinh sống trên mảnh đất xã Suối Giàng qua 4 thế hệ. Những năm trước đây do không được học hành, không có kiến thức làm ăn nên đời sống bà con trong họ khó khăn. Nhưng từ khi biết quan tâm đến việc học, không chỉ trẻ được đến trường học tập cái chữ, mà đời sống các hộ gia đình trong họ cũng đổi thay nhờ biết áp dụng kiến thức vào trồng lúa, trồng ngô, trồng chè, chăn nuôi và làm dịch vụ”. 

Để xây dựng dòng họ học tập, họ Sổng đã thành lập Ban Khuyến học dòng họ với 24 hộ; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các nội dung về công tác khuyến học, các tiêu chí về xây dựng gia đình, dòng họ học tập tới các gia đình. 

Ban Khuyến học đã xây dựng quy ước hoạt động của dòng họ, trong đó nêu cao trách nhiệm của ông bà, cha mẹ phải quan tâm chăm lo nuôi dưỡng, dạy dỗ con cháu, phấn đấu tất cả con cháu đến tuổi đi học phải được đến trường và không được bỏ học.

Đối với người lớn, vẫn phải tiếp tục học tập như tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn về làm kinh tế, về các hoạt động văn hóa, thể thao, về luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước do xã, các đoàn thể, hội khuyến học tổ chức; vận động mỗi gia đình ủng hộ 200.000 đồng/năm xây dựng quỹ để động viên khen thưởng các cháu có thành tích học tập tốt. Từ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, 100% hộ gia đình trong họ đều đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu "Gia đình học tập”. 

Ông Nủ cho biết thêm: Trước khi chưa xây dựng mô hình dòng họ học tập, các hộ gia đình họ Sổng chưa quan tâm, tạo điều kiện cho con cháu đến trường học đầy đủ, người lớn chưa chú trọng việc học tập của mình. Nhưng từ khi xây dựng mô hình dòng họ học tập, thực hiện quy ước dòng họ, ông bà, bố mẹ đã giáo dục con cháu phấn đấu có đạo đức tốt trong học tập, không mắc các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật. 

"Học để phát triển kinh tế gia đình, qua các hình thức khác nhau, phù hợp với nhu cầu, điều kiện và hoàn cảnh, mọi người lớn trong dòng họ đều tự giác học tập nâng cao kiến thức. Qua việc học, dòng họ đã có 3 người có trình độ đại học, 2 người có trình độ cao đẳng và 10 người có trình độ trung cấp” - ông Nủ nói. 

Cùng với việc cho con em đến trường, điều vốn khó khăn trước đây của người Mông, các gia đình trong dòng họ Sổng đã thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển. Từ làm lúa ruộng, trồng ngô, làm chè và phát triển dịch vụ, nay họ Sổng không còn hộ nghèo, các gia đình đều có phương tiện nghe nhìn, phương tiện đi lại. 

Đáng quý, từ học tập, mọi người trong dòng họ đã chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định, quy ước của địa phương, tuân thủ và gương mẫu chấp hành tốt các khoản nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và nơi cư trú; không làm ăn, hoạt động phi pháp, vi phạm pháp luật, vi phạm các tệ nạn xã hội. 

Đồng thời, tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa. 

"Những kết quả của dòng họ Sổng không chỉ làm thay đổi cuộc sống mỗi hộ trong họ mà đã có tác động lan tỏa để các dòng họ khác như họ Mùa, họ Vàng... ở Suối Giàng học tập làm theo, từ đó góp phần để quê hương Suối Giàng ngày một đổi thay!” - ông Vàng A Dao - Phó Chủ tịch UBND xã Suối Giàng khẳng định.

Đình Tứ 

Tags Suối Giàng Văn Chấn Mông Kinh Dao Tày hiếu học ban khuyến học

Các tin khác

Sáng kiến dùng ống nhựa đựng bài tập giao học sinh để tránh tiếp xúc trực tiếp chứa đựng tâm huyết và tình cảm, mong muốn học trò của mình không quên con chữ của các thầy cô Trường Tiểu học và THCS Hồng Ca (Trấn Yên) giữa “bão” dịch COVID-19.

Cô giáo Trịnh Thị Vi – Chủ nhiệm lớp 9B, Trưởng Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS La Pán Tẩn vừa giao bài vừa tranh thủ hướng dẫn, gợi ý cho học sinh.

Bất kể nắng hay mưa, sáng sớm hay chiều tối, những ngày qua, các thầy cô giáo ở huyện vùng cao Mù Cang Chải lại leo đồi, vượt núi đưa bài tập đến cho học sinh ôn luyện trong bối cảnh các em vẫn phải nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư này được xây dựng căn cứ theo Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 1-7-2020 và sẽ thay thế Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30-1-2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

ảnh minh họa

Các địa phương thuộc nhóm "có nguy cơ dịch bệnh thấp" có thể xem xét cho học sinh đi học trở lại, trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục