Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục- Đào tạo hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/12/2020 | 9:50:35 AM

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) có hướng dẫn việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học khi giáo viên cho phép
Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học khi giáo viên cho phép

Theo Nghị quyết 178/NQ-CP, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020, Chính phủ yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông và các địa phương hướng dẫn phù hợp việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị công nghệ phục vụ học tập với học sinh, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, thiết thực.

Trước đó, ngày 18/9, Bộ GD&ĐT công bố thông tư 32/2020- TT BGDĐT, thay thế cho thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành năm 2011.

So với thông tư cũ, thông tư mới bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.

Tại buổi họp báo vừa qua, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng điện thoại cho học sinh học tập.

Đồng thời Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn, Bộ Thông tin truyền thông để xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là để phục vụ mục đích học tập và được giáo viên cho phép, học sinh mới sử dụng, không phải tùy tiện thích thì dùng.

Nhận định về quy định học sinh không được "Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép" trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, TS Tôn Quang Cường, chuyên gia Công nghệ giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, đây là một quyết định thận trọng, có cân nhắc khoa học, tính đến các yếu tố cập nhật hiện đại theo thông lệ giáo dục quốc tế và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Đến thời điểm này, cần coi điện thoại thông minh (ĐTTM) là một thiết bị đa năng, tích hợp nhiều giải pháp ứng dụng hơn, đáp ứng các nhu cầu khác nhau, trong đó có cả những chức năng phục vụ cho giáo dục như thiết bị dạy học cá nhân, kèm theo một số điều kiện sử dụng trong lĩnh vực giáo dục.

Dạy học di động (Mobile learning) đang là một xu hướng dần chiếm lĩnh, phổ biến trong thực tiễn chuyển đổi số ở các quốc gia. Nó đáp ứng các nhu cầu học tập khác nhau, dạy học cá thể hóa cao độ, khả năng tiếp cận học liệu số, không gian học tập không giới hạn, phát triển kỹ năng số cho người học…

Với các công nghệ số thịnh hành hiện nay, có thể coi chiếc ĐTTM là một "trợ thủ đắc lực" cho các hoạt động giáo dục; chức năng liên lạc, giải trí giờ đây chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Ngày 1/11/2020, Nghị định 105 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non chính thức có hiệu lực.

Ảnh minh họa.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, có hiệu lực thi hành từ ngày 23/1/2021.

Ảnh minh họa

Một số trường đại học ở TP.HCM đã đưa ra Đề án tuyển sinh các trường Đại học năm 2021 trong đó có một số ngành học mới như Robot & trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục