Bộ Giáo dục yêu cầu kích hoạt dạy trực tuyến trong toàn ngành

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/2/2021 | 8:00:39 AM

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu toàn ngành kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều 4/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo toàn ngành kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.

Ông Nhạ cho hay trong đợt nghỉ học vì dịch COVID-19 đầu năm 2020 cán bộ, giáo viên, học sinh toàn ngành đã rất nỗ lực trong việc tổ chức dạy và học. Theo đó, đã có gần 80% học sinh phổ thông được tiếp cận học trực tuyến, học qua truyền hình. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là vẫn còn 20% học sinh, nhất là học sinh vùng sâu vùng xa khó khăn trong tiếp cận nên yêu cầu đối với lần này là mở rộng và đặc biệt chú trọng tới đảm bảo chất lượng.

"Đợt dịch lần trước là tình huống, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm nên làm đại trà, lần này đã có kinh nghiệm rồi cần làm chắc chắn và chất lượng”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Ông Nhạ cũng yêu cầu các đơn vị chuyên môn sớm hoàn thiện, để ban hành Thông tư Quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên ngay trong tuần này.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo đơn vị chuyên môn có văn bản gửi với các nhà mạng, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin đề nghị hỗ trợ hạ tầng, đường truyền phục vụ cho hoạt động dạy và học trực tuyến. Việc xây dựng kho bài giảng điện tử cũng phải được tiếp tục quan tâm thực hiện để qua đó chia sẻ chung trên toàn quốc.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến cuối giờ chiều ngày 4/2, đã có 53 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19. Đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các đơn vị và toàn ngành giáo dục trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với đợt bùng phát thứ ba của dịch COVID-19, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng kinh nghiệm ứng phó từ các đợt dịch trước đã giúp cho việc phòng, chống, ứng phó của toàn ngành lần này chủ động, vững vàng và hiệu quả hơn.

"Một mặt toàn ngành cần chủ động, tích cực, mặt khác cũng cần bình tĩnh, tránh hoang mang. Mỗi bậc học cần xây dựng kịch bản ứng phó để trong từng tình huống cụ thể vẫn đảm bảo mục tiêu kép: an toàn sức khỏe cho học sinh sinh viên, giáo viên và đảm bảo kế hoạch dạy và học trong điều kiện học sinh sinh viên không thể đến trường”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Thanh Trì học trực tuyến để đảm bảo chương trình năm học.

Đến ngày 4/2, đã có 50 tỉnh, thành phố trên toàn quốc cho học sinh nghỉ học tập trung, nghỉ Tết sớm hoặc triển khai dạy học trực tuyến bởi diễn biến phức tạp của COVID-19.

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Trường THPT Nguyễn Lương Bằng (huyện Văn Yên) bức Cờ thêu với dòng chữ “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. (Ảnh: Hồng Vân)

Trong một phát biểu, bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho rằng: “Mỗi người trong cuộc sống có thể lựa chọn cho mình quan điểm về hạnh phúc khác nhau. Đối với người thầy, hạnh phúc chính là nâng đỡ các em trong từng bước đi để trưởng thành, góp phần thực hiện lý tưởng cao cả ươm trồng thế hệ tương lai”.

Nhân viên Trường Đại học Thủ Dầu Một hỗ trợ Trung tâm kiểm soát bệnh tật lấy thông tin của các sinh viên tiếp xúc gần với bệnh nhân. Ước tính có hàng trăm người từng tiếp xúc gần với nữ sinh viên này.

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa ra công văn yêu cầu các cơ sở đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) tăng cường truyền thông, quán triệt tới toàn thể cán bộ và sinh viên. Công văn này cũng yêu cầu sinh viên hạn chế tối đa ra khỏi nơi cư trú.

Ngày 3/2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ký công văn hỏa tốc gửi ngành GD&ĐT và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cho phép học sinh toàn tỉnh nghỉ Tết sớm để phòng chống dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục