Năm học 2021 - 2022: Sử dụng sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/2/2021 | 3:10:53 PM

Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD- ĐT) Phùng Xuân Nhạ vừa ký quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 mới, sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022.

Sách Tiếng Việt lớp 2 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Sách Tiếng Việt lớp 2 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Danh mục này gồm 32 SGK lớp 2 của đầy đủ 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh; 40 SGK lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Các SGK có tên trong danh mục được phê duyệt thuộc 4 nhà xuất bản (NXB) gồm: NXB Giáo dục Việt Nam; NXB Đại học Sư phạm; NXB Đại học Sư phạm TPHCM; NXB Đại học Quốc gia TPHCM. Bộ GD-ĐT khẳng định, quá trình thẩm định SGK lớp 2, lớp 6 đảm bảo đúng quy trình, tiến độ và chất lượng. Các hội đồng làm việc nghiêm túc, tâm huyết và trách nhiệm; thực hiện đúng quy định, khách quan, trung thực và minh bạch; đóng góp không nhỏ cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng bản mẫu SGK. Với tinh thần tiếp thu cầu thị của các NXB và sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD-ĐT, sự đánh giá, góp ý kỹ lưỡng của hội đồng, các bản mẫu SGK được phê duyệt đã bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu quy định. 

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6, UBND các địa phương sẽ lựa chọn SGK. Việc bồi dưỡng, sử dụng SGK lớp 2, lớp 6 hoàn thành trước ngày 31-7 và đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đều được tập huấn theo các lớp học tương ứng với môn học. Việc lựa chọn SGK của các địa phương phải hoàn thành trước khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. 



Bản mẫu sách Toán lớp 6 của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

Việc in ấn và phát hành SGK đảm bảo đủ số lượng, chất lượng phải được nhà xuất bản hoàn thành trước 31-7 và đưa đến các đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng SGK tại các địa phương nhằm cung cấp kịp thời đến học sinh, giáo viên.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Học sinh Trường TH&THCS Tân Lập được tổ chức ăn trưa tại trường.

Là một trong những địa phương có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, thời gian qua, bên cạnh triển khai nghiêm túc, đồng bộ các chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, công tác giáo dục dân tộc nói riêng đã được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Lục Yên đặc biệt quan tâm.

Các địa phương chủ động triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

29 tỉnh, thành phố quyết định kéo dài lịch nghỉ Tết và triển khai các phương án học tập trực tuyến cho học sinh nhằm đảo bảo phòng, chống dịch COVID-19.

UBND TP Hà Nội vừa đồng ý với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc cho học sinh từ mầm non đến THPT Thủ đô được không đến trường cho đến ngày 28/2 và triển khai học online.

Ảnh minh họa

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu toàn ngành kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục