Ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/10/2021 | 2:40:44 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành.

Nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh là chủ trương thiết thực và cần thiết. Ảnh tư liệu
Nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh là chủ trương thiết thực và cần thiết. Ảnh tư liệu

Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được biên soạn dành cho các đối tượng đang học tập tại các cơ sở giáo dục thường xuyên. Đó là trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm học tập cộng đồng, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên.

Chương trình hình thành và phát triển cho người học năng lực giao tiếp tiếng Anh thông qua trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết về tiếng Anh thực hành dựa trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, từ đó giúp người học có thể sử dụng tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của công việc và cuộc sống, theo đuổi các mục tiêu học tập cao hơn hoặc có thể làm việc ngay khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ chương trình.

Sau khi hoàn thành chương trình, người học có kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh; giao tiếp thành thạo tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá; đồng thời, phản ánh được giá trị văn hoá Việt Nam bằng tiếng Anh.

Nội dung dạy học trong chương trình được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: các đơn vị năng lực giao tiếp thể hiện qua các nhiệm vụ và chức năng giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết; danh mục kiến thức ngôn ngữ thể hiện qua ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; hệ thống các chủ điểm, chủ đề; các năng lực khác.

Thời lượng dạy học để hoàn thành mục tiêu của mỗi bậc năng lực như sau: bậc 1 từ 120-150 giờ; bậc 2 từ 200-250 giờ; bậc 3 từ 300-350 giờ; bậc 4 từ 350-450 giờ; bậc 5 từ 450-600 giờ và bậc 6 từ 1.000-1.200 giờ. Thời lượng dạy học đối với mỗi bậc năng lực có thể không giống nhau đối với những đối tượng người học khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, động cơ học tập, trình độ văn hoá, thời gian tự học của mỗi cá nhân và trình độ đầu vào.

Để việc thực hiện chương trình đạt hiệu quả, cần đảm bảo các điều kiện cơ bản về giáo viên, cơ sở vật chất.

Giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh, năng lực sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được hướng dẫn đầy đủ về nội dung và cách thức triển khai chương trình này. Công tác bồi dưỡng năng lực cho giáo viên phải được thực hiện thường xuyên đề đáp ứng đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá quy định trong chương trình.

Cần đảm bảo đầy đủ học liệu tối thiểu cho giáo viên, người học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần đảm bảo các trang thiết bị tối thiểu trong một lớp học ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cường sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ hỗ trợ việc dạy học của giáo viên, việc học và tự học của người học.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2021.
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Học sinh Hà Nội mong chờ ngày được quay lại trường. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Thành Công, quận Ba Đình trở lại trường sau đợt dịch đầu năm 2021

Theo Hướng dẫn tăng cường chất lượng dạy học khi học sinh trở lại trường (ban hành ngày 22-10), Bộ GD-ĐT nhấn mạnh việc tránh gây áp lực cho học sinh, chưa tổ chức kiểm tra định kỳ ngay khi chưa có thời gian củng cố kiến thức.

Lễ phát động cuộc thi.

Cuộc thi nhằm nhằm ghi nhận, tôn vinh các nhà giáo có tình cảm, việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục, ghi nhận và tôn vinh cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới.

Tác giả Trần Thị Thanh Huyền - giáo viên Trường Tiểu học Yên Thịnh, thành phố Yên Bái giới thiệu bài dự thi đoạt giải cao của mình.

Thời gian qua, Hội Khuyến học (HKH) tỉnh đã phát động Cuộc thi tìm hiểu “Khuyến học với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập” tới đông đảo cán bộ, hội viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội HKH tỉnh Yên Bái lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hội Khuyến học huyện Văn Yên phối hợp với các ngành, tổ chức đoàn thể địa phương kiểm tra các tiêu chí cộng đồng học tập tại cơ sở.

Năm 2021, toàn huyện có 20.000 hộ gia đình 20 dòng họ, 110 thôn, tổ dân phố, 60/60 đơn vị do xã quản lý và 17 xã đăng ký tham gia mô hình học tập

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục