Sẽ vinh danh 50 giáo viên sáng tạo, vượt khó trong điều kiện dịch Covid-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/11/2021 | 9:20:21 AM

Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" sẽ tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh Covid-19.

Họp báo chương trình
Họp báo chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021.

Chiều 03/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021.

Nhằm cổ vũ, động viên các thầy giáo, cô giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà, từ năm 2015 đến nay, chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Đặc biệt, chương trình hướng tới tôn vinh các thầy giáo, cô giáo ở miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; các thầy giáo dạy học sinh giáo dục đặc biệt. Qua đó, khơi dậy tinh thần xung kích, tình nguyện, nhiệt huyết của các giáo viên trẻ, thanh niên tình nguyện về công tác tại vùng sâu, vùng xa, mang tri thức tới cho các con, em đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của Tổ quốc…

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, năm 2021, Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" sẽ tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh Covid-19 ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19.

Cá nhân được tuyên dương là người có đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật; có trình độ chuyên môn, có khả năng truyền cảm hứng trong công tác dạy học được phụ huynh, nhà trường, các cơ sở giáo dục và xã hội ghi nhận; thời gian tham gia công tác dạy học trực tiếp tối thiểu là 3 năm.

Trong đó, ưu tiên các giáo viên có nhiều sáng kiến, sáng tạo, áp dụng công nghệ vào việc truyền tải kiến thức, đặc biệt là đổi mới mô hình lớp học truyền thống trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19; giáo viên có hoàn cảnh khó khăn; giáo viên có thời gian giảng dạy lâu năm; giáo viên ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tham gia công tác dạy học đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc.

Sau hơn 2 tháng kể từ khi phát động Chương trình (01/8 - 15/10/2021), Ban Tổ chức đã nhận được 116 gương thầy cô giáo từ 57 tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu. Ngày 21/10/2021, Hội đồng xét chọn gương giáo viên dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021 đã họp và lựa chọn ra 50 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương.

Trong đó, người giảng dạy lâu năm nhất là cô giáo Nguyễn Thị Dạ Thảo, sinh năm 1969, giáo viên tại Trường Tiểu học Hưng Phong, xã Hưng Phong, Giồng Trôm, Bến Tre, công tác 34 năm 9 tháng; người nhiều tuổi nhất đang giảng dạy là thầy giáo Mai Văn Quyết, sinh năm 1968, giảng dạy tại Trường THCS Nguyễn Huệ, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu và người trẻ tuổi nhất là cô giáo Trà Thị Thu, sinh năm 1994, công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, Nam Trà My, Quảng Nam.

Sẽ vinh danh 50 giáo viên sáng tạo, vượt khó trong điều kiện dịch Covid-19 - 2Nhấn để phóng to ảnh
Dự kiến Lễ tuyên dương chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021 được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021 tại Thủ đô Hà Nội.

Dự kiến Lễ tuyên dương chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021 được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021 tại Thủ đô Hà Nội. Các giáo viên được tuyên dương sẽ được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Kỷ niệm chương và Sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng.

Trước đó, từ ngày 01/8 đến ngày 01/10/2021 Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi viết "Người thầy của tôi". Sau 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được gần 2.000 bài viết về những câu chuyện, những kỷ niệm cảm động có thật về tình cảm thầy trò ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Những suy nghĩ, cảm nghĩ về tình cảm thầy trò trước đây và hiện nay.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Mọi người có thể dễ dàng đăng ký tài khoản VCNet để tham gia Cuộc thi trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hưởng ứng cuộc thi “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” trên mạng xã hội VCNet.

Một tiết học của học sinh Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ.

Xây dựng trường học hạnh phúc, các nhà trường ở Nghĩa Lộ đã gắn việc xây dựng không gian trải nghiệm, đặc biệt là việc phát huy bảo tồn văn hóa dân gian, văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục với việc thành lập và duy trì các câu lạc bộ (CLB) sở thích, CLB bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương như: CLB Chữ Thái cổ, CLB Khắp Thái, CLB Xoè Thái….

Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds – Anh (QS AUR) vừa công bố kết quả của Bảng xếp hạng đại học châu Á. Theo đó, 11 cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng này.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh hiện có con em của trên 10 dân tộc thiểu số Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, Phù Lá, Giáy, Cao Lan, Mường... theo học. Nhà trường thực sự trở thành “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục