“Nôi” đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/11/2021 | 7:28:48 AM

YênBái - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh hiện có con em của trên 10 dân tộc thiểu số Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, Phù Lá, Giáy, Cao Lan, Mường... theo học. Nhà trường thực sự trở thành “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số của tỉnh.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được khẳng định qua kết quả giáo dục toàn diện. Hàng năm, học sinh có học lực khá, giỏi đạt từ 60 đến 70%; học sinh hạnh kiểm khá, tốt trở lên đạt trên 99%; học sinh đỗ tốt nghiệp THPT luôn đạt 100%. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh là 273 học sinh; cấp quốc gia 23 học sinh; có 15 giải các môn văn hóa tại Hội thi Văn hóa - Thể thao các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú toàn quốc. 

Năm học 2020 - 2021, nhà trường có tỷ lệ lên lớp thẳng đạt 100%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 99,3%; học lực khá, giỏi đạt 81,1%; có 28 giải học sinh giỏi văn hóa ở các môn như: Toán, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh. Có 1 học sinh đạt giải nhất Cuộc thi Tin học trẻ tỉnh. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT tiếp tục duy trì và đạt 100%; điểm trung bình môn thi đạt 7,36 (xếp thứ 2 toàn tỉnh), có trên 80% học sinh sau khi tốt nghiệp đã đi học nghề và chuyên nghiệp. 

Qua các năm, điểm thi xét cao đẳng và đại học theo các tổ hợp khối thi có nhiều học sinh đạt điểm cao, trong đó có nhiều học sinh đỗ các trường đại học tốp đầu như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Đại học Bách Khoa, Học viện Ngoại giao... Tỷ lệ phân luồng sau khi thi tốt nghiệp đạt trên 82% học sinh tốt nghiệp THPT đi học đại học, cao đẳng và học nghề.

Từ năm học 2020 - 2021 nhà trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học khang trang và hiện đại với diện tích rộng hơn 6 ha, gồm: khu lớp học có hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ và hiện đại với 12 phòng học lý thuyết, 6 phòng học bộ môn (phòng thực hành Hóa, Sinh, Vật lý, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ) các phòng học đều được trang bị hệ thống máy chiếu, bảng tương tác thông minh, máy tính bảng và nhiều thiết bị hiện đại. 

Khu nhà công vụ, ký túc xá rộng rãi, thoáng mát, có hệ thống nước sạch... đảm bảo ăn, ở, sinh hoạt, học tập và vui chơi giải trí cho học sinh. Khu nhà đa chức năng, phòng thư viện, phòng vi tính với trang thiết bị hiện đại... đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. 

Cô Lý Thị Diện - giáo viên nhà trường chia sẻ: "Với đặc thù học sinh của nhà trường đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số về đây học tập và ăn, ở, sinh hoạt tại trường, do vậy, nhà trường đã có biện pháp để đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo bếp ăn tập thể, bộ phận y tế, quản sinh nội trú... tạo điều kiện nâng cao thể chất cho học sinh, động viên, khích lệ, tạo môi trường thân thiện giúp đỡ các em trong sinh hoạt, học tập, có nề nếp, kỷ cương, đoàn kết, tương thân, tương ái giữa các dân tộc, cùng phấn đấu tu dưỡng rèn luyện đạo đức và học tập để đạt kết quả cao nhất”.

Năm học 2021 - 2022, toàn trường hiện có 422 học sinh, với 12 lớp ở 3 khối lớp. Nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi trên ngày thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù. 

Thầy giáo Vũ Hải - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Bước vào năm học 2021 - 2022, nhà trường tiếp tục quán triệt, triển khai Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; triển khai hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường, chuẩn bị các điều kiện để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào năm học 2022 - 2023; tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ gắn với Cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo”; Phong trào thi đua "Xây dựng trường học hạnh phúc”. 

Tổ chức các hoạt động giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy của nhà trường. Chú trọng công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực người học, phù hợp với đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện nay của xã hội. 

Tổ chức tốt công tác quản lý học sinh nội trú, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng nếp sống văn hóa, thân thiện trong đời sống nội trú, xây dựng tác phong sinh hoạt văn minh, đoàn kết, tương thân, tương ái; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; có ý thức tiết kiệm, giữ gìn an ninh trật tự, tham gia xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp...

Đức Toàn

Tags Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

Các tin khác
Trung tá Vũ Xuân Hoàn - Giám đốc Viettel Yên Bái trao học bổng Chương trình “Vì em hiếu học” cho các học sinh Trường THCS Động Quan, huyện Lục Yên.

Năm 2021 là năm thứ 8 Viettel triển khai thực hiện Chương trình "Vì em hiếu học”. Năm nay, trị giá mỗi suất học bổng tăng lên 2 triệu đồng gấp đôi so với các năm trước. Viettel Yên Bái sẽ trao 700 suất học bổng trị giá 1,4 tỷ đồng cho 70 xã nghèo theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Chính phủ.

Học sinh thuộc các xã có mức độ dịch ở cấp độ 1,2 của Hà Nội sẽ trở lại trường học từ ngày 8/11

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị về việc cho phép học sinh trở lại trường học từ ngày 8/11 sau thời gian dài nghỉ chống dịch Covid-19.

Năm học 2021 – 2022, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mù Cang Chải triển khai tại 11/37 trường học.

Giờ học của cô và trò Trường Tiểu học thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên (Ảnh minh họa)

Trong tháng 11, các chính sách về quyền lợi cho giảng viên, kinh phí thực hiện tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài sẽ có hiệu lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục