Yên Bái: Thí điểm dạy và học tiếng Anh, Tin học theo chuẩn quốc tế cho học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/11/2021 | 10:08:06 AM

YênBái - Sở Giáo dục & Đào tạo Yên Bái vừa triển khai thí điểm dạy tiếng Anh, Tin học chuẩn quốc tế cho học sinh phổ thông tại một số trường học trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước chuẩn hóa trình độ tiếng Anh, Tin học theo chuẩn quốc tế cho giáo viên và học sinh các cấp tại các nhà trường.

Chương trình Tin học quốc tế sẽ được đưa vào cho học sinh một cách hệ thống từ lớp 3.
Chương trình Tin học quốc tế sẽ được đưa vào cho học sinh một cách hệ thống từ lớp 3.

Về chương trình Tin học quốc tế, sẽ đưa mô hình dạy và học chương trình Tin học quốc tế dành cho học sinh một cách hệ thống từ lớp 3. Cụ thể, đối với cấp tiểu học: sử dụng chương trình Tin học quốc tế IC3 Spark (giảng dạy lớp 3, 4 và 5) thay thế chương trình Tin học tự chọn (2 tiết/tuần) hiện hành. Học sinh thi chứng chỉ thành phần sau mỗi năm học. Kết thúc bậc tiểu học, học sinh thi đỗ 3 chứng chỉ thành phần sẽ đạt chứng chỉ IC3 Spark quốc tế. 

Đối với cấp THCS học chương trình Tin học của Bộ Giáo dục & Đào tạo (35 tiết/năm với lớp 6 và 70 tiết/năm với lớp 7,8) và Tin học quốc tế IC3 GS6 (35 tiết) để đảm bảo trang bị đủ kiến thức và kỹ năng thi lấy chứng chỉ quốc tế IC3 vào cuối năm học. 

Với cấp THPT sẽ lồng ghép chương trình Tin học quốc tế MOS với thời lượng phân phối chương trình và sử dụng thời lượng học nghề phổ thông của Bộ Giáo dục & Đào tạo; hàng năm được thi cấp chứng chỉ quốc tế MOS. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được tổ chức bồi dưỡng, ôn tập và thi cấp chứng chỉ quốc tế MOS.

Đối với tiếng Anh, áp dụng đối với tất cả học sinh từ lớp 6 THCS đến lớp 12 THPT tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh được chọn triển khai thí điểm, Chương trình tích hợp dành cho mỗi khối lớp kéo dài 37 tuần học/năm học, có độ tương thích cao với chương trình chính khóa của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Ngoài 3 tiết học/ tuần theo Chương trình tiếng Anh 10 năm, học sinh được tự do học trực tuyến với nội dung tích hợp trong khoảng 4 giờ; lượng kiến thức, kỹ năng thu nạp được qua chương trình học trực tuyến được giải đáp, ôn tập, đánh giá qua một bài kiểm tra ngắn (khoảng 15 phút) trong 1 tiết học bổ sung.

Ngoài khung chương trình sử dụng cho khóa ED tích hợp, hệ thống bài kiểm tra ngắn cùng với các quy trình quản lý, triển khai đào tạo đã được nghiên cứu và hoàn thiện; kết hợp với hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn trong suốt quá trình triển khai chương trình, các giáo viên tiếng Anh sẽ được trải nghiệm một khóa đào tạo chuyên sâu về sử dụng và quản lý học tập thông qua chương trình ED. 

Việc tích hợp hình thức học tập dưới sự hỗ trợ của công nghệ (sử dụng chương trình ED) và hình thức học tập truyền thống (hình thức học trực tiếp trên lớp) tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc dễ dàng với các bài thi chuẩn quốc tế.

Cũng theo Kế hoạch, học sinh tiểu học, THCS và THPT được tham gia đánh giá năng lực tiếng Anh theo chuẩn quốc tế trên tinh thần tự nguyện, từ đó giúp nhà trường, học sinh và phụ huynh học sinh có kế hoạch phù hợp và hiệu quả trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh (học sinh tiểu học từ lớp 2 - 5: thi TOEFL Primary, học sinh THCS: thi TOEFL Junior, học sinh THPT: thi TOEFL ITP).

Đối với học sinh tiểu học có thể sử dụng kết quả thi TOEFL Primary dành cho học sinh tiểu học để cộng điểm ưu tiên hoặc xét tuyển vào các trường THCS trên địa bàn. Đối với học sinh THCS có thể sử dụng kết quả thi TOEFL Junior dành cho học sinh THCS để cộng điểm ưu tiên hoặc xét tuyển vào các trường THPT. Đối với học sinh THPT tham dự bài thi TOEFL ITP đạt 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm (tương đương B1 hoặc bậc 3) được miễn thi môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thu Hà (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái)

Tags Yên BáI thí điểm dạy và học tiếng Anh Tin học chuẩn quốc tế cán bộ quản lý giáo viên nhân viên học sinh

Các tin khác
Họp báo chương trình

Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" sẽ tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh Covid-19.

Mọi người có thể dễ dàng đăng ký tài khoản VCNet để tham gia Cuộc thi trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hưởng ứng cuộc thi “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” trên mạng xã hội VCNet.

Một tiết học của học sinh Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ.

Xây dựng trường học hạnh phúc, các nhà trường ở Nghĩa Lộ đã gắn việc xây dựng không gian trải nghiệm, đặc biệt là việc phát huy bảo tồn văn hóa dân gian, văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục với việc thành lập và duy trì các câu lạc bộ (CLB) sở thích, CLB bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương như: CLB Chữ Thái cổ, CLB Khắp Thái, CLB Xoè Thái….

Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds – Anh (QS AUR) vừa công bố kết quả của Bảng xếp hạng đại học châu Á. Theo đó, 11 cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục