Đề xuất quy định chuẩn năng lực người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/11/2021 | 2:49:11 PM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất 4 tiêu chuẩn năng lực thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo dự thảo, mục đích ban hành quy định chuẩn năng lực thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp để người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tự đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ và tự xây dựng kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng đạt chuẩn để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp và hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Dự thảo Thông tư nêu rõ 4 tiêu chuẩn năng lực thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể, tiêu chuẩn 1 là năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ các tiêu chuẩn đối với chức danh hiệu trưởng trường cao đẳng, hiệu trưởng trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn 2 là năng lực điều hành, lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực điều hành cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với môi trường giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại; thích ứng với xu thế phát triển trong tương lai.

Tiêu chuẩn 3 là năng lực quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực thiết lập cơ cấu, tổ chức; năng lực quản trị tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn 4 là năng lực tạo lập, hợp tác, phát triển các mối quan hệ xã hội: Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực, kỹ năng đàm phán, hợp tác phát triển mối quan hệ với đối tác, nhà tài trợ, đơn vị truyền thông; chia sẻ giá trị, thực hiện trách nhiệm xã hội.

Dự thảo cũng đề xuất quy trình đánh giá, xếp loại kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn. Theo đó, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự đánh giá theo chuẩn.

Phó hiệu trưởng/Phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp chủ trì, tổ chức lấy ý kiến đánh giá mức độ đạt chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hội đồng quản trị hoặc thành viên sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục thực hiện đánh giá mức độ đạt chuẩn của người đứng đầu trên cơ sở kết quả tự đánh giá của người đứng đầu, ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, đại diện người học và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp; thực hiện thông báo kết quả đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến người đứng đầu và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Học sinh Trường PTDTBT TH&THCS xã Bản Công, huyện Trạm Tấu được quan tâm cải thiện bữa ăn, đặc biệt là bảo đảm an toàn thực phẩm.

Năm học 2021 - 2022, huyện Trạm Tấu có 11 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS, với 6.634 học sinh, trong đó có 5.643 em được hưởng chế độ theo Nghị định 116 của Chính phủ.

Chương trình Tin học quốc tế sẽ được đưa vào cho học sinh một cách hệ thống từ lớp 3.

Sở Giáo dục & Đào tạo Yên Bái vừa triển khai thí điểm dạy tiếng Anh, Tin học chuẩn quốc tế cho học sinh phổ thông tại một số trường học trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước chuẩn hóa trình độ tiếng Anh, Tin học theo chuẩn quốc tế cho giáo viên và học sinh các cấp tại các nhà trường.

Họp báo chương trình

Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" sẽ tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh Covid-19.

Mọi người có thể dễ dàng đăng ký tài khoản VCNet để tham gia Cuộc thi trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hưởng ứng cuộc thi “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” trên mạng xã hội VCNet.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục