Khai mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/11/2021 | 5:15:10 PM

Chiều 12/11, Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 với thông điệp "Đổi mới - sáng tạo - thích ứng - hội nhập" đã được tổ chức trực tuyến và trực tiếp tại hội trường Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết và Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng khai trương Cổng thông tin điện tử Hội giảng.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết và Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng khai trương Cổng thông tin điện tử Hội giảng.

Phát biểu khai mạc Hội giảng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng nhấn mạnh: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ngày càng được nâng cao về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, yêu cầu đối với nhà giáo ngày một cao hơn. Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm/lần, là một trong những hoạt động để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đồng thời tôn vinh nhà giáo có nhiều đóng góp quý báu cho sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp.

Theo Thứ trưởng, đại dịch COVID-19 đã gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến xã hội cũng như ngành giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục nghề nghiệp; là thách thức, nhưng đồng thời là cơ hội để giáo dục nghề nghiệp chuyển đổi số, đổi mới để thích ứng và hội nhập. Để duy trì hoạt động đào tạo nhằm thích ứng với đại dịch COVID-19, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chuyển đổi từ hình thức đào tạo trực tiếp sang trực tuyến và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có vai trò dẫn dắt, thực hiện quá trình chuyển đổi này.

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 tổ chức theo hình thức trực tuyến là một minh chứng sinh động của chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Ban tổ chức Hội giảng đã nỗ lực, sáng tạo để chuyển đổi, tạo điều kiện để không đứt gãy các hoạt động rèn luyện và tôn vinh nhà giáo. Hội giảng được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của hơn 400 nhà giáo, đại diện cho hơn 83.000 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên cả nước, truyền đi thông điệp "Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Đổi mới - Sáng tạo - Thích ứng - Hội nhập, nhân tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam".

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đề nghị Ban tổ chức Hội giảng làm việc hết sức mình để hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Hội đồng giám khảo tập trung trí tuệ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đánh giá chính xác, nghiêm túc các bài trình giảng. Các thầy giáo, cô giáo dự thi mang hết khả năng, trí tuệ thể hiện bài trình giảng, phấn đấu giành kết quả cao nhất. Các địa điểm trình giảng của địa phương chuẩn bị kỹ thuật tốt nhất phục vụ bài giảng của nhà giáo trong đoàn, đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Đồng thời, Thứ trưởng mong muốn: Không chỉ dừng lại ở việc đạt được thành tích tại Hội giảng, các bài giảng điển hình tiếp tục được phát huy, nhân rộng tạo sức lan tỏa trong toàn ngành, góp phần thực hiện thành công chủ trương "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo".

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 có sự tham gia của 404 nhà giáo trình giảng tại 113 địa điểm trình giảng của 55 địa phương, 6 bộ, ngành. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đây là lần đầu tiên Hội giảng được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Năm nay, Ban tổ chức Hội giảng ứng dụng công nghệ lựa chọn số ngẫu nhiên để tổ chức bốc thăm thứ tự bài trình giảng; việc bốc thăm được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điểm đánh giá bài trình giảng được công khai trên cổng thông tin của từng tiểu ban ngay sau khi nhà giáo kết thúc bài trình giảng tối đa 5 phút. Công tác giám khảo được đặc biệt chú trọng để đảm bảo "Khách quan - Công bằng - Chính xác" trong đánh giá bài trình giảng. Hoạt động trình giảng và chấm trình giảng được giám sát bởi tất cả các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. Các bài trình giảng và đánh giá bài trình giảng sẽ được phát trực tiếp trên kênh thông tin của các tiểu ban để các đại biểu, nhà giáo và học sinh, sinh viên theo dõi. Các bài trình giảng đoạt giải cao tại Hội giảng (Nhất, Nhì, Ba) sẽ được lưu trữ, chia sẻ; hình thành Kho học liệu bài giảng số để nhà giáo tham khảo, sử dụng.

Trong khuôn khổ hội giảng có nhiều hoạt động thiết thực như: Cuộc thi "Thiết kế dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp"; Triển lãm số trong giáo dục nghề nghiệp; tọa đàm "Hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp: Cơ hội và tiềm năng"; hội thảo quốc tế "Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và người đào tạo là người của doanh nghiệp".

Dự kiến, lễ bế mạc hội giảng sẽ được tổ chức tối 18/11 tại Trung tâm Hội nghị số 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Tạo nhiều sân chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi giúp các em học sinh gắn kết và khẳng định được bản thân. Trong ảnh: Học sinh Trường Phổ thông DTNT THCS Văn Chấn trao đổi ý tưởng trình bày cho gian hàng tại Ngày hội sách của trường.

Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của nhà trường, gia đình và sự trăn trở của toàn xã hội. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trung bình một năm học toàn quốc xảy ra 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau (bình quân 5 vụ/ngày) và có chiều hướng gia tăng; không ít vụ bạo lực học đường xảy ra đã vượt quá giới hạn là các xô xát thông thường giữa học sinh với nhau, trở thành các vụ việc vi phạm pháp luật.

Giờ thể dục của các bé lớp ghép 3 - 5 tuổi tại điểm trường lẻ Cáng Dông, Trường Mầm non Xéo Dì Hồ, huyện Mù Cang Chải.

Từng đặt chân đến nhiều nơi và được chứng kiến, cảm nhận những khó khăn, gian khổ của thầy, cô giáo vùng cao khiến tôi vô cùng cảm phục. Nhiều thầy giáo, cô giáo đã và đang từng ngày lặng thầm hy sinh tuổi trẻ, tuổi xuân kiên trì bám trường, bám bản gieo ước mơ cho học sinh nghèo vùng cao.

Một buổi ôn luyện học sinh giỏi môn Ngữ Văn tại Trường TH&THCS Giới Phiên.

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, những năm qua, thành phố Yên Bái luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, linh hoạt và sáng tạo trong giáo dục mũi nhọn để giữ vững vị trí dẫn đầu về giáo dục của tỉnh.

Đại biểu Nguyễn Huy Thái, Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu.

Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận nhiều câu hỏi và “tranh luận nóng” với vấn đề dạy thêm, học thêm. Cấm dạy thêm, học thêm?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục