Xếp hạng, xếp lương theo thông tư mới phải bảo đảm quyền lợi giáo viên

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/11/2021 | 3:41:48 PM

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về một số vấn đề vướng mắc về bổ nhiệm, xếp hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vào chiều 26/11.

Một lớp học tại Trường Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. Ảnh minh họa:
Một lớp học tại Trường Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. Ảnh minh họa:

Bên cạnh những đổi mới trong việc bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để chuẩn hoá, xếp hạng giáo viên; lương của giáo viên được xếp theo trình độ chuẩn được đào tạo quy định trong Luật Giáo dục 2019…, tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành cũng đã phân tích, làm rõ những vấn đề bất cập phát sinh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên trong biên chế.

Đó là, việc chuyển xếp hạng theo quy định mới chưa tính đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đạt chuẩn theo quy định và quá trình giảng dạy của một bộ phận giáo viên; các địa phương chưa triển khai thống nhất việc bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên…; đồng thời tại cuộc họp, các đại biểu cũng bàn đến vấn đề giáo viên hợp đồng.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ khẩn trương tổng hợp thông tin phản ánh về những tồn tại, bất cập liên quan đến bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên, làm cơ sở để sửa đổi, bổ sung thông tư nhằm bảo đảm quyền lợi của giáo viên và phù hợp với những quy định mới tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu việc sửa đổi các thông tư, quy định liên quan đến xếp hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương cho giáo viên công bằng, không bị thiệt thòi, "thực sự có sự đổi mới về chế độ cho giáo viên”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát nguyện vọng, thu thập phản ánh của giáo viên cả nước về xếp hạng, xếp lương, tiếp thu đầy đủ, kỹ lưỡng những ý kiến đóng góp xác đáng vào thông tư mới, có kế hoạch để triển khai thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc sau khi ban hành, không để giáo viên bị thiệt thòi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính rà soát những vấn đề bất cập liên quan đến chế độ, chính sách lương, phụ cấp đối với giáo viên hợp đồng đúng theo công việc giảng dạy đang thực hiện; rà soát lộ trình sắp xếp, cơ cấu lại giáo viên ở các địa phương theo hướng giảm nhưng không để thiếu giáo viên đứng lớp.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường quản lý việc thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên tại các địa phương.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Thầy cô dẫn đường, cùng học sinh xây dựng trường học hạnh phúc.

Nhằm tuyên truyền rộng rãi đến giáo viên, học sinh và nhân dân về mô hình “Trường học hạnh phúc”, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên tổ chức Hội thi "Tuyên truyền mô hình trường học hạnh phúc”. Vòng chung kết cấp tỉnh sẽ diễn ra vào ngày mai - 27/11.

Trường THPT Chuyên tỉnh Cao Bằng cùng nhiều trường khác tạm dừng việc dạy học trực tiếp do dịch COVID-19.

Hòa Bình cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học, còn một số nơi ở Cao Bằng, Thái Nguyên cũng tạm đóng của trường lớp.

Em Đào Anh Thư đã đoạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thứ UPU lần thứ 50.

Cuộc thi viết thứ UPU quốc tế lần thứ 51 sẽ có đề tài là “Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu."

Thay đổi tích cực từ giáo viên sẽ là cơ sở để trường học luôn hạnh phúc. (Trong ảnh: Cô và trò Trường TH&THCS Bản Hát, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu).

Bước vào lớp với nụ cười rạng rỡ, cô giáo Bùi Thị Nguyệt , giáo viên Trường TH&THCS Bản Hát, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu được các em học sinh chào đón bằng lời chào lễ phép và tràng pháo tay nồng nhiệt. Một tiết ôn tập Tiếng Anh được cô bắt đầu bằng việc hướng dẫn cả lớp vẽ bản đồ tư duy với nhiều màu sắc, hình vẽ sinh động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục