Quy định mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/12/2021 | 2:03:50 PM

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên thời gian tới sẽ khắc phục một số hạn chế, giảm tối đa các quy định không cần thiết để tạo thuận lợi cho giáo viên.

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên sẽ có nhiều thay đổi.
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên sẽ có nhiều thay đổi.

Bộ GD-ĐT mới ban hành Thông tư số 34 quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết: Thông tư này thay thế các Thông tư số 20 ngày 18.8.2017 của Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập; Thông tư số 28 ngày 30.11.2017 của Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Thông tư số 34 đã cập nhật các quy định mới tại Nghị định số 115 năm 2020 của Chính phủ về căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy định tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy định hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thống nhất với quy định mới về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (cách xác định người trúng tuyển trong chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao…).

Đồng thời, bảo đảm thống nhất với các quy định mới về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại Nghị định số 89 ngày 18.10.2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Bộ GD-ĐT, Thông tư số 34 không làm phát sinh thêm các quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và bảo đảm vẫn phù hợp nếu các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được sửa đổi, bổ sung.

Đối với hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Thông tư 34 khắc phục một số hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giảm tối đa các quy định không cần thiết để tạo thuận lợi cho giáo viên.

Cụ thể, bỏ quy định chấm điểm đối với nhóm tiêu chí dự báo khả năng thực hiện nhiệm vụ của hạng đăng ký dự xét; không yêu cầu biên bản ghi nhận xét, đánh giá của đại diện ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường dự báo về khả năng thực hiện được các nhiệm vụ của hạng đăng ký dự xét trong hồ sơ dự xét thăng hạng.

Ngoài ra, Thông tư số 34 bỏ quy định về điểm tăng thêm theo quy định tại Thông tư số 28. Bổ sung quy định về việc xác định người trúng tuyển trong trường hợp số lượng giáo viên đạt yêu cầu nhiều hơn chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp tham dự kỳ xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I sẽ lấy điểm kiểm tra, sát hạch theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao.

Trường hợp tham dự kỳ xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, lấy điểm chấm minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên hạng III đã thực hiện trong 6 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao.

Thông tư số 34 cũng điều chỉnh phụ lục hướng dẫn minh chứng và chấm điểm theo hướng giảm các yêu cầu về thủ tục hồ sơ. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này để tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho những giáo viên đáp ứng yêu cầu năng lực và có nhu cầu thăng hạng. Khi giáo viên được thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên khẳng định được năng lực nghề nghiệp của mình; đồng thời, được xếp lương ở bảng lương có hệ số lương cao hơn.

Thông tư có có hiệu lực kể từ ngày 15.1.2022.

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi sở GD-ĐT các địa phương cho biết Bộ này đang tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập. Đồng thời xây dựng, ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông để thay thế cho các chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện hành.

Vì vậy, trong thời gian này, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT "cân nhắc tổ chức mới các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 4 điều 1 và khoảng 3 điều 2 Nghị định số 89 của Chính phủ”.


(Theo TNO)

Các tin khác

Cần phải hỗ trợ kịp thời cho hơn 70.000 sinh viên chậm tốt nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh và tăng cường năng lực đào tạo, đưa các trường đại học trở lại được bình thường để có thể giải quyết được nguồn nhân lực trước mắt cho năm 2022, 2023.

TT-Huế đẩy mạnh tiêm phủ vắc xin cho học sinh và người trẻ lứa tuổi từ 12 đến 17, tạo cơ hội để các em sớm quay lại trường.

Sáng 9/12, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh TT-Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương thống nhất cho tất cả các trường THPT trên địa bàn được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường trở lại kể từ ngày 13/12.

Các trường giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đại học Bách khoa Hà Nội, Thuỷ lợi, Giao thông vận tải dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, tăng tỷ lệ tuyển sinh theo hình thức mới.

Học sinh được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.

Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. Học sinh được Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục