Honda Việt Nam tổng kết triển khai chương trình ''Tôi yêu Việt Nam''

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/3/2022 | 3:31:36 PM

Honda Việt Nam (HVN) phối hợp Bộ Giáo dục - đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức tổng kết triển khai chương trình 'Tôi yêu Việt Nam' 2021 - 2022, triển khai kế hoạch 2022 - 2023.

Chương trình diễn ra theo hình thức trực tuyến
Chương trình diễn ra theo hình thức trực tuyến

Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Tôi yêu Việt Nam" phiên bản hoàn toàn mới "Vui giao thông" được chính thức triển khai từ năm học 2020 - 2021.

Các bên đã cùng tổng kết việc triển khai chương trình trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 và kế hoạch triển khai năm học 2022 - 2023.

Trong năm học vừa qua, Honda Việt nam đã tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục - đào tạo - Vụ Giáo dục Mầm non triển khai chương trình an toàn giao thông "Tôi Yêu Việt Nam" trực tiếp đến các em nhỏ ở cấp mầm non. 

Đặc biệt, nhằm khuyến khích các giáo viên củng cố kiến thức về an toàn giao thông để từ đó truyền tải đến các em một cách hiệu quả, Tập huấn Hướng dẫn giáo dục an toàn giao thông - Triển khai chương trình trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 đã được tổ chức vào tháng 8-2021 cho gần 200 cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non tại 23 tỉnh, thành phố.


Phương pháp giảng dạy linh động, hấp dẫn lồng ghép thông qua các trò chơi

Trong năm học 2021 - 2022, khoảng 1,5 triệu em nhỏ tại hơn 5.000 trường mầm non ở 23 tỉnh/ thành đã được học và thực hành các kiến thức, tình huống an toàn giao thông gần gũi và bổ ích của "Tôi yêu Việt Nam" phiên bản hoàn toàn mới "Vui giao thông". 

Để các em nhỏ tiếp thu một cách dễ dàng nhất, chương trình được đầu tư bài bản với:

- Nội dung bài giảng: Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục - đào tạo và HVN phối hợp biên soạn dựa trên thực trạng tham gia giao thông hằng ngày của trẻ nhỏ, lồng ghép các kiến thức về luật giao thông đường bộ hiện hành phù hợp với nhận thức của các bé.

- Hình thức thể hiện: sinh động, hấp dẫn thông qua bộ giáo cụ, các tập phim hoạt hình về ATGT, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông, bộ truyện tranh và truyện tranh điện tử "Vui giao thông" ngộ nghĩnh, vui nhộn

- Phương pháp giảng dạy: trực quan, hấp dẫn thông qua các trò chơi, tổ chức các cuộc thi, thảo luận, trò chuyện, sân khấu hóa, đọc thơ, kể chuyện, ca nhạc, trải nghiệm thực tế...

Nhờ đó, các bạn nhỏ vừa có cơ hội thực hành, vừa "chơi mà học" các kiến thức về an toàn giao thông, thêm yêu thích và hào hứng đón chờ mỗi tiết học về an toàn giao thông. Đây chính là nền tảng để các bạn nhỏ từng bước ghi nhớ và hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cũng như tự bảo vệ mình trước những nguy cơ khi tham gia giao thông.

Trong thời gian tới, chương trình với các nội dung và hình thức thu hút, mới mẻ sẽ được tiếp tục triển khai mở rộng trong các trường mầm non tại 43 tỉnh/ thành phố nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ nhận thức về an toàn giao thông của trẻ em lứa tuổi từ 3-5.

"Tôi Yêu Việt Nam" khởi đầu là chương trình hướng dẫn về an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn do HVN phối hợp triển khai với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam. Chương trình được phát sóng trên truyền hình bắt đầu từ năm 2004.

Từ năm 2020, "Tôi Yêu Việt Nam" trở lại với phiên bản hoàn toàn mới "Vui giao thông", tập trung vào lứa tuổi mầm non, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và cũng bắt đầu tham gia giao thông.

Cùng với việc phát sóng trên truyền hình, HVN đã phối hợp với Bộ Giáo dục - đào tạo triển khai thí điểm chương trình đào tạo trực tiếp tại 15 trường mầm non thuộc 5 tỉnh thành trong năm học 2020 - 2021.

Sau năm đầu tiên thực hiện, chương trình đã nhận được sự đánh giá cao của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và xã hội với kết quả rất khả quan: 76% trẻ có nhận thức về an toàn giao thông và 93% trẻ yêu thích chương trình.

Tiếp nối thành công này, năm học 2021 - 2022, chương trình đã được triển khai mở rộng cho các em lứa tuổi mầm non tại 23 tỉnh/thành trên cả nước.

(Theo TTO)

Các tin khác
Thời gian tiến hành khảo sát chính thức PISA chu kỳ 2022 tại các cơ sở giáo dục được diễn ra từ ngày 13/4/2022 đến hết ngày 29/4/2022.

Lịch khảo sát của các trường gồm 2 ngày: 1 ngày chuẩn bị và 1 ngày triển khai, do các sở giáo dục và đào tạo đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31/3/2022.

Lãnh đạo Công ty Điện lực Yên Bái trao tặng máy tính bảng cho học sinh Trường TH&THCS xã Mậu Đông, huyện Văn Yên.

Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã sớm triển khai và huy động mọi nguồn lực để thực hiện với mong muốn phát huy sức mạnh của cộng đồng vì mục tiêu chung hướng đến những điều kiện tốt nhất để học sinh, sinh viên học tập, phát triển.

2 Dự án của tỉnh Yên Bái tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học đạt giải Tư và giải triển vọng tại Cuộc thi.

Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học trên phạm vi toàn quốc năm 2021-2022 lần đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức bằng hình thức trực tuyến diễn ra từ ngày 25 đến ngày 27/3.

Học viên trao đổi kiến thức, kỹ năng về dạy và học chữ Nôm Dao căn bản

Từ ngày 29 - 31/3, tại Trường Chính trị tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái và Ban Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu biên soạn tài liệu, xây dựng chương trình dạy và học chữ Nôm Dao phù hợp với bản sắc người Dao tỉnh Yên Bái” tổ chức Hội thảo bộ tài liệu về “Chương trình dạy và học chữ Nôm Dao phù hợp với bản sắc người Dao tỉnh Yên Bái” đồng thời tập huấn nội dung về các bộ tài liệu cho những người trực tiếp giảng dạy chữ Nôm Dao phục vụ Đề tài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục