Các trường THPT ở Yên Bái khơi dậy niềm đam mê môn Lịch sử cho học sinh

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/10/2022 | 11:03:56 AM

YênBái - Từ năm học 2022 - 2023, Lịch sử đã trở thành môn học bắt buộc ở bậc THPT với nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy. Điều này đòi hỏi giáo viên môn sử ở Yên Bái phải tư duy, sáng tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa...

"Đội sổ”, mưa điểm liệt là những cụm từ gắn liền với môn Lịch sử trong các năm học vừa qua. Năm nay điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia tỉnh Yên Bái có nhiều bứt phá khi có 810 học sinh đạt điểm từ 8 đến 9. 292 học sinh đạt 9 điểm trở lên, đặc biệt có tới 26 điểm 10. 

Đây là tín hiệu đáng mừng cho môn học luôn bị mặc định là nhàm chán, khô khan, nhiều mốc thời gian, con số, phải học thuộc lòng. Liệu học sinh đã dần yêu sử Việt? Câu hỏi này chưa thể tìm ra đáp án. Thế nhưng, chắc chắn rằng, phương pháp giảng dạy của các thầy cô ít nhiều đã có sự thay đổi.


Cô giáo Lê Thị Trang Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy.

Cô giáo Lê Thị Trang Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên đã áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới mẻ để khơi dậy hứng thú, say mê học tập cho học sinh. Bằng nhiều hoạt động sôi nổi như: tổ chức các trò chơi, trả lời nhanh các câu hỏi, tổ chức thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy... môn học Lịch sử giờ đây đã trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn với học sinh.

Trong giờ học ngoại khóa của câu lạc bộ (CLB) Lịch sử Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, mang đến cho các em được mang đến nhiều bài học bổ ích thông qua các mô hình STEM. Học môn Lịch sử đã trở thành niềm say mê yêu thích bởi các em được tham gia vào các CLB Lịch sử, sáng tạo các mô hình STEM. Các hoạt động đó đã khơi dậy hứng thú học tập để học sinh thêm yêu môn học này.

CLB Lịch sử Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành học Lịch sử qua mô hình STEM

Học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành thuyết trình trong giờ Lịch sử.

Từ năm học 2022 - 2023, Lịch sử đã trở thành môn học bắt buộc ở bậc THPT với nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy. Điều này đòi hỏi giáo viên Lịch sử phải tư duy, sáng tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan khu di tích, bảo tàng giúp học sinh có cái nhìn trực quan về môn học này.

Những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, dễ nhớ, học lý thuyết đi đôi với hoạt động trải nghiệm thực tế sinh động. Điều đó đồng nghĩa với việc giúp các em biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bùi Minh - Hoài Linh

Tags Yên Bái THPT đam mê Lịch sử

Các tin khác
Đồng chí Hà Lan Hương - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Trạm Tấu trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường Tiểu học và THCS thị trấn Trạm Tấu nhân dịp khai giảng năm học mới 2022 - 2023.

Điểm nhấn trong các hoạt động của Hội Khuyến học huyện Trạm Tấu những năm qua là phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp học tập đã được triển khai sâu rộng.

Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Trấn Yên trao quà cho con của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể huyện Trấn Yên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện nhân dịp gặp mặt đầu năm học mới 2022 - 2023.

Với tinh thần “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch Hội Khuyến học (HKH) huyện Trấn Yên đã đem hết tâm huyết, trí tuệ đưa công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) của huyện Trấn Yên ngày càng phát triển mạnh.

Giờ tập thể dục buổi sáng của các bé Trường Mầm non Hoa Lan, thị trấn Mù Cang Chải.

Mô hình “Lớp học hạnh phúc”,“Trường học hạnh phúc” đã góp phần hình thành một diện mạo mới trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn vùng cao Mù Cang Chải.

Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều trường đại học trên cả nước trong đó có cả những trường y, dược vẫn tiếp tục tuyển sinh bổ sung, có ngành tuyển hàng trăm chỉ tiêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục