Yên Bái triển khai chương trình Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình GDPT đến năm 2030

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/11/2022 | 7:31:39 AM

YênBái - Nhằm tập trung nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện các điều kiện dạy học có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Mông cho học sinh đồng thời gìn giữ và phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của các dân tộc thiểu số (DTTS), nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng DTTS trong chương trình GDPT đến năm 2030".

Hội LHPN tỉnh Yên Bái phối hợp với Phòng GD&ĐT, Hội LHPN huyện Mù Cang Chải tổ chức nghiệm thu và bế giảng các lớp xóa mù chữ cho phụ nữ dân tộc Mông độ tuổi từ 15 – 35 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải năm 2021
Hội LHPN tỉnh Yên Bái phối hợp với Phòng GD&ĐT, Hội LHPN huyện Mù Cang Chải tổ chức nghiệm thu và bế giảng các lớp xóa mù chữ cho phụ nữ dân tộc Mông độ tuổi từ 15 – 35 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải năm 2021

Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, triển khai tổ chức dạy học tiếng Mông tại các cơ sở GDPT cấp tiểu học vùng có đông học sinh là người DTTS, theo Chương trình GDPT 2018; 5% học sinh DTTS ở các cấp học phổ thông được học tiếng DTTS; 100% cán bộ quản lý giáo dục các cấp (sở, phòng, trường) được bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý dạy học tiếng DTTS; tổ chức các lớp tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa tiếng Mông theo Chương trình GDPT 2018; đảm bảo đủ giáo viên dạy tiếng DTTS, trong đó: 80% giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định; 100% cán bộ quản lý giáo dục về dạy học tiếng DTTS được bồi dưỡng nâng cao năng lực… 

Đến năm 2030 triển khai tổ chức dạy học tiếng Mông tại các trường phổ thông cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở vùng có đông học sinh DTTS theo Chương trình GDPT 2018; đảm bảo đủ giáo viên dạy tiếng DTTS, trong đó: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định; 100% cán bộ quản lý giáo dục về dạy học tiếng DTTS được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Để triển khai Kế hoạch thì các nhiệm vụ và giải pháp bao gồm: triển khai chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy tiếng DTTS; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiếng DTTS; nâng cao chất lượng dạy học tiếng DTTS; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng DTTS; thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với đồng bào DTTS trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo…

(Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái)

Tags Yên Bái tộc thiểu số Chương trình giáo dục phổ thông học tiếng Mông

Các tin khác
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.

Ngày 8/11, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự khai giảng năm học 2022-2023, kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái (1992-2022), kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2022).

Nhân viên dinh dưỡng Trường Tiểu học thị trấn Cổ Phúc chuẩn bị bữa ăn cho học sinh bán trú.

Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 33 trường học (17 trường mầm non và 16 trường tiểu học) tổ chức cho học sinh ăn bán trú tại trường do phòng giáo dục quản lý và 8 trường phụ huynh thuê nấu ngoài nhưng phải thỏa thuận, cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.

Học sinh lớp 3, trường Tiểu học Phạm Ngọc Thạch, phường 13, quận Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn số 7519/VPCP-KGVX ngày 8/11/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan có giải pháp hỗ trợ kịp thời các địa phương triển khai thực hiện tài liệu giáo dục địa phương; bố trí thời gian học của các cơ sở giáo dục bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Thầy và trò Trường THPT huyện Văn Chấn thực hiện số hóa trong dạy và học để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.

Với cách làm linh hoạt, quyết liệt nhưng thận trọng, chuyển đổi số (CĐS) đang ngày một “thấm sâu” vào các hoạt động giảng dạy, học tập trong các nhà trường và toàn ngành giáo dục tỉnh Yên Bái, mang lại nhiều tín hiệu tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục