Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/2/2025 | 10:13:31 AM

Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thí sinh thi lớp 10 tại Hà Nội
Thí sinh thi lớp 10 tại Hà Nội

Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức đăng ký kinh doanh hộ cá thể được thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính - kế hoạch. 

Theo đó, hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm gồm các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; giấy tờ pháp lý cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh hoặc của thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, hồ sơ cần thêm bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh và bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc trực tuyến, thời hạn giải quyết là 3 ngày làm việc. 

Giáo viên có thể tìm hiểu đầy đủ thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức kinh doanh hộ cá thể tại Cổng dịch vụ công quốc gia. 

Trường hợp giáo viên muốn mở trung tâm dạy thêm, thủ tục hồ sơ được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp.

Tùy vào loại hình trung tâm do một cá nhân làm chủ hay nhiều người cùng góp vốn, có vốn đầu tư nước ngoài hay không và loại hình doanh nghiệp là gì mà hồ sơ, thủ tục sẽ khác nhau.

Thủ tục mở trung tâm dạy thêm được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trung tâm.

Giáo viên cần lưu ý một số điểm quan trọng khi đăng ký kinh doanh dạy thêm hoặc thành lập trung tâm dạy thêm theo Thông tư 29.

Cụ thể, giáo viên trường công lập không được phép tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường. 

Bên cạnh đó, theo Luật doanh nghiệp, công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Kết hợp hai quy định này, giáo viên tại các trường công lập không được đứng tên đăng ký kinh doanh dạy thêm hộ cá thể, không được đứng tên đăng ký doanh nghiệp, không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường theo hình thức làm thuê.

Giáo viên trường công lập chỉ được tham gia dạy thêm cho các trung tâm, hộ cá thể có giấy tờ kinh doanh dạy thêm hợp pháp.

Tuy nhiên, giáo viên trường tư thục không bị ràng buộc với các quy định trên.

Ngoài ra, tất cả giáo viên dù là công lập hay tư thục khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền theo bất kỳ hình thức nào, bao gồm làm thuê cho các trung tâm dạy thêm, cũng không được dạy học sinh ở lớp học chính khóa.

Đồng thời, các hộ kinh doanh dạy thêm, trung tâm dạy thêm không được dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ dạy năng khiếu nghệ thuật, thể thao, kỹ năng sống.

(Theo DTO)

Các tin khác
Thứ trưởng Bô GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng

Thứ trưởng Bô Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng ngày 10/2 đưa ra quan điểm trên, giữa lúc Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có nhiều ý kiến trái chiều.

Cô giáo tại điểm trường Kháo Chu, Trường Mầm non Sơn Ca, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu tổ chức cho học sinh vui chơi, trải nghiệm tết Nguyên đán.

Cuộc sống của giáo viên mầm non dẫu có vô vàn khó khăn nhưng con đường đến trường của trẻ em vùng cao huyện Trạm Tấu suốt hàng chục năm qua chưa bao giờ đứt đoạn. Bởi vì ở đó luôn có những giáo viên “cắm bản” tràn đầy nhiệt huyết, nỗ lực đưa chữ “lên ngàn”, chấp nhận thiệt thòi, dù gian nan vất vả.

Giờ học của cô và học sinh Trường trung học cơ sở Tân Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi UBND cấp tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông.

Trường THCS Mỗ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội)

Bà Lê Thị Hồng Phượng - Hiệu trưởng Trường THCS Mỗ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội), khẳng định không có việc nhà trường ép phụ huynh ký đơn cho con tình nguyện học thêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục