Trồng bí xanh vụ đông đạt hiệu quả kinh tế cao
- Cập nhật: Thứ năm, 16/12/2010 | 10:16:44 AM
YBĐT - Bí xanh là loại cây lấy quả dễ trồng đã và đang được bà con nông dân ưa thích, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
Nông dân trồng bí đao. (Ảnh: minh họa)
|
* Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất là trồng trong vụ đông. Thời vụ trồng từ tháng 10 - 12 dương lịch.
* Giống bí:
Bí xanh có hai giống chủ yếu: giống bí đanh quả nhỏ (dài từ 60 - 80 cm, trọng lượng 2 -3 kg, quả đặc ít lõi ăn ngon, thơm) (Bí hộp to ngắn hoặc dài trọng lượng quả lớn 4 - 6 kg, nhiều lõi.
* Kỹ thuật ngâm ủ hạt: Ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4 - 6 giờ, đãi sạch nước chua. Sau đó trộn lẫn với cát theo tỷ lệ: 1 phần hạt/3 - 4 phần cát, gói trong vải xô ủ kín, giữ ẩm thường xuyên bằng cách bổ sung nước hai lần /1 ngày vào buổi sáng và chiều, sau 1- 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo hạt vào trong khay nhựa, vỉ xốp, bầu ni lon. Khi cây có 2 - 3 lá thì đem đi trồng
* Làm đất:
Nên chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất phù sa, đất có hàm lượng mùn cao, tơi xốp; chủ động tưới tiêu, xa nguồn nước thải, xa khu công nghiệp, các bệnh viện, nghĩa trang và xa đường quốc lộ ít nhất 200 m. Đất phải được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Bí xanh có thể trồng xen hay trồng thuần do vậy cách làm đất cũng khác nhau. Nếu làm giàn, lên luống có kích thước rộng 1,2 - 1,4 m. Nếu trồng theo bãi để bí bò trên mặt đất, lên luống rộng 2,5 - 3 m. Trồng cây cách cây 0,5 – 0,6 m.
* Lượng phân bón cho một sào Bắc Bộ như sau: Phân chuồng hoai mục 300 - 500 kg, đạm urê 5 - 6 kg, kaliclorua 6 - 8 kg, supe lân 12 - 15 kg.
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, bón theo hốc sau đó lấp đất kín phân trước khi trồng. Nếu đất chua (PH < 5) bón thêm vôi bột khi cày bừa đất. Lượng bón 12 – 15 kg vôi/sào.
* Chăm sóc: Khi cây có 5 - 6 lá thật, xới phá váng, kết hợp bón thúc 1/3 tổng lượng đạm (pha loãng) tưới rồi vun nhẹ gốc. Bón thúc lần 2 khi dây bí mọc dài khoảng 50 cm với 1/3 lượng đạm và 1/2 kaly. Khi bí leo kín giàn và chuẩn bị ra hoa, bón nốt số phân còn lại giúp cây sinh trưởng phát triển tốt tạo tiền đề cho ra nhiều hoa và nuôi quả sau này
* Lưu ý: Đối với bí trồng cho leo giàn: khi dây bí mọc dài 1 m thì cho leo giàn kết hợp làm cỏ, tưới nước rồi tủ gốc cho cây. Đối với bí trồng bò dưới mặt đất, theo kinh nghiệm dân gian khi dây bí dài 1 mét nên định hướng cho ngọn bí từ gốc này sang gốc kia. Do đặc điểm thân, lá, hoa và quả bí có nhiều lông tơ bao phủ, vì vậy ít bị sâu bệnh phá hại. Khi quả còn non bao quả bằng giấy, nilon, tải dứa… tránh để bị ong châm làm giảm chất lượng quả.
Trần Ngọc Sơn -(Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái)
Các tin khác
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về tín dụng nông nghiệp nông thôn đến nay mới hơn 6 tháng nhưng đã mở ra cơ hội cho sản xuất nông nghiệp, giải được cơn khát vốn cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ.
Lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) đã được coi là một nghề tại Việt Nam từ năm 1998, nhưng đến nay nghề này vẫn còn thiếu nhiều quy tắc điều chỉnh, bị xem nhẹ và chưa thực sự được chính danh.
YBĐT - Tạo bước đột phá trong công tác đào tạo nghề theo hướng chuyên biệt, có chiều sâu, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Yên Bái cần thực hiện trong thời gian tới.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 56.929 lao động nước ngoài.