Mù Cang Chải: Đào tạo nghề theo nhu cầu của nông dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/7/2012 | 11:05:00 AM

YBĐT - Để công tác đào tạo nghề cho nông dân vùng cao ngày càng phát huy được hiệu quả rất cần sự quan tâm của các ban ngành trong huyện và tỉnh Yên Bái như bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, xây dựng xưởng thực hành, ký túc xá, bếp ăn tập thể cho học viên ở xa trung tâm huyện.

Anh Lý Tu Xình ở xã La Pán Tẩn sau khi học nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải anh đã mở hiệu sửa chữa và mang lại thu nhập ổn định.
Anh Lý Tu Xình ở xã La Pán Tẩn sau khi học nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải anh đã mở hiệu sửa chữa và mang lại thu nhập ổn định.

Đào tạo nghề cho nông dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Mù Cang Chải. Do đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cùng với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội luôn coi trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Trung tâm Dạy nghề huyện nên hiện nay mặt bằng diện tích đất sử dụng của Trung tâm đã có trên 2.600m2.

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, hàng năm huyện Mù Cang Chải còn yêu cầu các cơ quan, đơn vị như: Phòng Lao động ,Thương binh - Xã hội, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Dạy nghề chủ động tham mưu với huyện về kế hoạch đào tạo nghề hàng năm theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Chỉ đạo công tác dạy nghề bảo đảm theo hướng thiết thực với đời sống, lao động sản xuất của nông dân vùng cao, vùng dân tộc ít người.

Trên cơ sở đó, hàng năm các cơ quan chức năng đã phối hợp tốt với cơ sở tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của nhân dân và lập kế hoạch để huyện phê duyệt triển khai kịp thời. Nhờ đó, năm 2011 Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải đã đào tạo 8 lớp với 225 học viên, đạt 95% kế hoạch. 6 tháng đầu năm 2012, Trung tâm tiếp tục triển khai 4 lớp với trên 100 học viên tham gia.

Qua theo dõi các lớp dạy nghề cho thấy, nhu cầu học nghề của bà con vùng cao tập trung  vào một số nghề như: trồng trọt - chế biến nông sản, bảo vệ thực vật, chăn nuôi - thú y, sản xuất mây, tre, song đan; may dân dụng, thêu dệt thổ cẩm, kỹ thuật xây dựng, sửa chữa xe máy. Đặc biệt, trong năm 2012, kế hoạch đào tạo xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh lên tới trên 500 học viên và đào tạo thêm một số nghề khác cũng rất thiết thực với vùng cao như: rèn đúc nông cụ, điện dân dụng, công nghệ chế biến chè…

Bên cạnh việc đào tạo nghề theo nhu cầu của nông dân, Trung tâm Dạy nghề Mù Cang Chải còn phân loại đối tượng học viên để có những ưu tiên nhất định trong dạy nghề như: học viên thuộc đối tượng lao động hưởng chính sách người có công, lao động tàn tật, lao động bị thu hồi đất canh tác, lao động dân tộc ít người. Đây là một cách làm thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước trong công tác đào tạo nghề cho nông dân.

Đồng thời, tính thiết thực trong dạy nghề còn hướng đến giảm bớt khó khăn cho học viên thông qua mở những lớp dạy nghề liên quan đến sản xuất nông - lâm nghiệp tại các xã, cụm xã. Nội dung chương trình đào tạo nghề được tiến hành chặt chẽ về giáo án, thi cử và cấp chứng chỉ theo đúng quy định của Nhà nước về công tác dạy nghề.

Những khó khăn về giảng viên dạy nghề đã được tháo gỡ bằng việc mời giảng viên từ các cơ sở dạy nghề của tỉnh cùng cán bộ kỹ thuật của một số cơ quan chuyên môn trong huyện. Sau mỗi năm đào tạo, các cơ quan chức năng của huyện đều thực hiện điều tra nắm bắt hiệu quả công tác đào tạo. Vì vậy, đã xác định được trên 70% số học viên được đào tạo đã tạo được việc làm.

Trong đó, 97,5% học viên các lớp đào tạo nghề may dân dụng, sản xuất mây, tre, song đan, thêu dệt thổ cẩm, các nghề nông nghiệp khác đã tự tạo được việc làm và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế lao động sản xuất tự phục vụ gia đình, tạo ra sản phẩm hàng hoá bán ra thị trường.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh đã thực sự làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi so với nhiều năm trước đây. Trên 45% số học viên các lớp sửa chữa xe máy, kỹ thuật xây dựng đã tạo được việc làm ổn định, cải thiện thu nhập bằng việc mở các điểm sửa chữa nhỏ tại các xã, bản và tham gia lao động tại các công trình xây tại địa phương.

Để công tác đào tạo nghề cho nông dân vùng cao ngày càng phát huy được hiệu quả, Ban giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải kiến nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục chủ động quan tâm bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, xây dựng xưởng thực hành, ký túc xá, bếp ăn tập thể cho học viên ở xa trung tâm huyện. Theo đó, UBND tỉnh và UBND huyện Mù Cang Chải cần có kế hoạch bổ sung biên chế giáo viên cho Trung tâm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Một lớp dạy nghề cắt may cho phụ nữ của Trung tâm Dạy nghề huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Mạnh Cường)

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), hiện cả nước có trên 1.180 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Dự kiến đến năm 2015 số lượng cơ sở dạy nghề sẽ tăng lên 1.410 và đến năm 2020 sẽ đạt con số 1.590.

Phương pháp truyền tinh nhân tạo là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng con giống.

YBĐT - Trong chăn nuôi, chất lượng con giống luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu, vì vậy, phương pháp truyền tinh nhân tạo được coi là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng con giống, tạo tiền đề cho phát triển chăn nuôi hàng hóa tại địa phương.

Học nghề theo cách “cầm tay chỉ việc” giúp bà con dễ tiếp thu tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
Ảnh: Cán bộ khuyến nông huyện Trạm Tấu hướng dẫn đồng bào Mông xã Tà Xi Láng cách chăm sóc ngô đồi.

YBĐT - Các ngành chức năng đánh giá, 100% học viên học nghề nông nghiệp, 30% nghề phi nông nghiệp biết áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề ở Trạm Tấu (Yên Bái) vẫn còn nhiều khó khăn.

Năm nay, Thái Lan cần rất nhiều lao động trong lĩnh vực xây dựng do đang giải quyết hậu quả của đợt lũ lụt lịch sử xảy ra hồi cuối năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
 
TIN MEDIA
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn 3, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long dự Ngày hội Đại Đoàn kết dân tộc và công bố xã An Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Vũ Linh (Yên Bình)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Minh Quán (Trấn Yên)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã An Phú (Lục Yên)
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam các nhà trường tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Chế Tạo
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Thượng Bằng La