Ngày 26-3, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu Trường Sa – Nơi ta đến. Sự kiện diễn ra nhân dịp Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về biển đảo quê hương và những con người ngày đêm canh giữ chủ quyền Tổ quốc.
|
|
Buổi giao lưu có sự tham gia của 3 khách mời đặc biệt, là những tác giả có nhiều tác phẩm viết về Trường Sa: nhà thơ Trần Đăng Khoa – tác giả cuốn Đảo Chìm, nhà báo Nguyễn Mỹ Trà – tác giả Trường Sa – nơi ta đến và nhà văn Nguyễn Xuân Thủy – tác giả Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa. Họ đại diện cho 3 thế hệ cùng chung tình yêu và sự gắn bó với mảnh đất thiêng liêng giữa Biển Đông.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ những kỷ niệm đặc biệt khi ông đặt bút viết về Trường Sa, nơi ông từng trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận bằng tất cả sự trân quý. Ông cũng kể về hành trình tác nghiệp của nhà báo Mỹ Trà, người đã ghi lại những khoảnh khắc xúc động tại vùng biển xa. Nhà báo Nguyễn Mỹ Trà kể về những lần lênh đênh trên biển, những ngày tháng sống cùng lính đảo, về những khoảnh khắc mà chỉ cần một cơn gió mạnh cũng khiến con tàu rung lắc dữ dội. Những bức ảnh mà chị ghi lại không chỉ là hình ảnh, mà còn là những lát cắt cảm xúc chân thực về cuộc sống nơi đảo xa.
Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy – người lính từng gắn bó nhiều năm với Trường Sa – mang đến cho các em học sinh những câu chuyện đầy cảm xúc. Anh kể về sự khắc nghiệt của thiên nhiên và tình người ấm áp nơi đảo xa. "Biển ở Trường Sa mặn hơn những vùng biển khác. Biển mặn hơn bởi những giọt nước mắt của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và hàng ngàn người con Việt Nam có mặt ở Trường Sa mỗi năm”, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy nói và nhấn mạnh rằng dù xã hội phát triển đến đâu, công nghệ có tiên tiến đến mức nào thì con người vẫn sống bằng cảm xúc chân thật của mình. Bằng những lời kể chân thành, anh giúp các em học sinh cảm nhận rõ hơn về tinh thần kiên cường của những người lính đảo.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng chia sẻ với các bạn đọc trẻ những khái niệm về chủ quyền biển đảo và vai trò của các cột mốc trên quần đảo Trường Sa. Ông nhấn mạnh, bên cạnh những cột mốc vật chất được xây dựng bằng sắt thép và xi măng, còn tồn tại những "cột mốc chủ quyền khác vững bền hơn nhiều mà không có sóng gió nào có thể bào mòn được". Đó chính là sự hy sinh của bao thế hệ những người lính biển, lính đảo.
(Theo SGGP)
Dưới tán cây bàng vuông xanh mướt, những ngôi trường trên quần đảo Trường Sa luôn rộn ràng tiếng trẻ nhỏ, thầy giảng bài, trò đọc theo, tiếng cười giòn tan trong nắng trời gió biển. Đó không chỉ là những giờ học, mà là những khoảnh khắc ấm áp của tình thầy trò, nơi con chữ nở hoa giữa lòng biển khơi.
Ngày 25/3, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức hội nghị tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu, gương mặt trẻ triển vọng năm 2024; cán bộ, đoàn viên công đoàn, hội viên phụ nữ điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025 và trao giải thưởng Nguyễn Phan Vinh lần thứ XIV. Chuẩn Đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó Chính ủy Hải quân chủ trì hội nghị tuyên dương.
Ngày 25/3, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa đã khai mạc triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương" và tuyên truyền, thông tin về biển, đảo năm 2025.
Đảo Đá Thị còn có tên gọi là đảo Núi Thị thuộc quần đảo Trường Sa. Nhà ở của cán bộ, chiến sĩ đảo là nhà kiên cố, có kiến trúc như nhà đồng bằng Bắc Bộ, nổi giữa trập trùng sóng nước. Nhìn trên bản đồ, đảo Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết tạo thành thế chân kiềng vững chãi giữa biển khơi.