Truyền thống cách mạng trên quê hương anh hùng

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/8/2013 | 2:30:02 PM

YBĐT - Hòa trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên từ lâu đã có truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Truyền thống ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tôi luyện và nhân lên trong các cuộc trường chinh bảo vệ Tổ quốc và là động lực để Văn Yên hôm nay phát triển nhanh, vững chắc, toàn diện.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra khu bảo tồn giống quế Văn Yên. (Ảnh: Phạm Mạnh)
Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra khu bảo tồn giống quế Văn Yên. (Ảnh: Phạm Mạnh)

Lịch sử đã ghi nhận bao chiến công của quân và dân Văn Yên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đây trở thành hậu phương vững chắc của nhiều đơn vị chủ lực chuẩn bị cho các chiến dịch giải phóng vùng Tây Bắc và cũng là chiến trường ác liệt với những chiến thắng Đại Bục, Đại Phác vang dội với trên 300 trận chiến đấu độc lập của du kích địa phương. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, lực lượng vũ trang Văn Yên đã phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt, bắt sống hàng ngàn tên địch, đóng góp trên một vạn ngày công và hơn 100 tấn lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng khu vực Tây Bắc, chấm dứt sự xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta.

Huyện Văn Yên được thành lập vào tháng 3/1965, giữa những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ban đầu, Văn Yên chỉ có 25 đơn vị hành chính với dân số 22.000 người, nền kinh tế chủ yếu là tự túc, tự cấp, sản xuất lạc hậu, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp manh mún, số người mù chữ chiếm tỷ lệ cao, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Đứng trước bộn bề khó khăn đó, Ban cán sự Đảng Văn Yên đã chung sức, đồng lòng nghiên cứu, đề ra các chủ trương, biện pháp, ổn định bộ máy chính quyền, đoàn thể, vận động nhân dân nêu cao tinh thần đoàn kết, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, củng cố an ninh, quốc phòng, cùng quân và dân cả nước vừa chiến đấu vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Là địa phương có tuyến đường sắt huyết mạch Hà Nội - Lào Cai chạy qua nên Văn Yên là trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ.

Với truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Văn Yên đã nỗ lực thi đua “mỗi người làm việc bằng hai”, từng bước ổn định đời sống, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi để phục vụ khai hoang tăng vụ, góp phần xây dựng XHCN ở miền Bắc, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến với trên 10 ngàn tấn thóc, hàng trăm tấn thực phẩm, trên 3.000 tấn quế xuất khẩu, gần 3.800 thanh niên lên đường nhập ngũ, 2 triệu ngày công đào hầm, sửa đường phục vụ chiến đấu, trên 5.000 dân công đi vận chuyển lương thực, vũ khí... Quân và dân huyện Văn Yên đã góp phần vào chiến công chung của dân tộc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Văn Yên có 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 383 thương binh và 602 anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên đã vượt qua khó khăn thách thức, giành nhiều thành tựu đáng khích lệ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai và lao động của từng vùng, đưa nền kinh tế thuần nông, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, huyện Văn Yên đã xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm như vùng lúa, vùng sắn, vùng quế, vùng cây công nghiệp gắn với phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, giúp hàng hoá lưu thông giữa các vùng, miền trong huyện được thuận lợi. Nhờ vậy, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 14%, thu nhập bình quân đạt trên 16 triệu đồng/người/năm.

Với các chính sách ưu đãi thu hút nguồn lực vào đầu tư, khuyến khích thành lập các công ty, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở kinh doanh, chế biến nông - lâm sản, đến nay, trên địa bàn huyện có 66 doanh nghiệp đang hoạt động, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân, kích thích mở rộng qui mô sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng ngày càng được nhân rộng đem lại hiệu quả thiết thực. Văn Yên đã trở thành một trong những huyện đi đầu của tỉnh về phủ xanh đất trống đồi núi trọc với tỷ lệ rừng che phủ đạt 65%.

Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã triển khai nhiều chương trình trọng điểm, duy trì và mở rộng một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến như: vùng sắn cao sản trên 7.500 ha, vùng quế 15.500 ha, vùng cây nguyên liệu giấy trên 12 nghìn ha, vùng lúa thâm canh 1.000 ha có giá trị thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, vùng sản xuất ngô hàng hóa trên 5.000ha, trong đó có trên 1.000 ha ngô đông trên đất hai vụ lúa.

Bằng việc đầu tư chuyển đổi cơ cấu giống, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất, đầu tư phân bón, thâm canh, xen vụ, đầu tư xây dựng, tu bổ các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá  kênh mương nội đồng đã góp phần đưa năng suất lúa của Văn Yên đạt 55 tạ/ha/vụ, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 48.000 tấn. Các mô hình phát triển chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp được triển khai ở nhỉều vùng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,9%.

 

Sản phẩm gỗ rừng trồng đã mang lại nguồn thu nhập cho người dân Văn Yên. (Ảnh: P.M)

Song song với phát triển nông - lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng cơ sở nông thôn cũng được quan tâm đầu tư. Đến nay, 26 xã của Văn Yên đã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã, liên huyện được nâng cấp mở rộng và bê tông hoá, đảm bảo lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân. Hệ thống điện lưới quốc gia, bưu chính, viễn thông được xây dựng và phát triển đến tất cả các xã trong huyện.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục có bước phát triển mới cả về quy mô, số lượng và chất lượng, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS vững chắc (toàn huyện hiện có 23 trường học đạt chuẩn quốc gia).

Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể thao được quan tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Coi trọng lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng thế trận an ninh, quốc phòng vững chắc; công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân vững mạnh được thường xuyên chú trọng, quan tâm.

Hàng năm có trên 85% tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền đạt trong sạch vững mạnh. Việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai một cách sáng tạo, tạo sức lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơi dậy phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong toàn xã hội.

Có được diện mạo như ngày hôm nay, trước hết đó là kết quả của quá trình kiên trì phấn đấu, sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên qua nhiều thế hệ. Đồng chí Trần Thế Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Văn Yên cho biết: “Bài học thành công của Văn Yên trước hết là sự đoàn kết thống nhất, đồng thuận trong toàn Đảng bộ, sự linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từ huyện đến cơ sở. Đối với từng giai đoạn, biết lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Mỗi cấp ủy viên đều phải có chương trình công tác cụ thể, trong quá trình lãnh đạo phải thường xuyên bám sát cơ sở, gần dân và biết dựa vào sức dân để phát huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp phục vụ sự phát triển của địa phương”.

Phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp bước các thế hệ đi trước, Đảng bộ huyện Văn Yên quyết tâm lãnh đạo nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV đã đề ra, xây dựng Văn Yên thành một huyện vững mạnh toàn diện, xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang và anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã phong tặng.

Hồng Vân 

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Thị Nương phát biểu tại buổi làm việc

YBĐT - Ngày 15/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Nguyễn Thị Nương - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban công tác đại biểu, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Yên Bái về giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 26 /2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc Jun Dae Joo.

Chiều 14/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đại sứ Hàn Quốc và Đại sứ Argentina đến trình quốc thư.

YBĐT - Kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, Ban Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức phát động thi đua và giao lưu văn hóa thể thao trong chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo/ Trưa 13/8, siêu bão Utor đã đi vào biển Đông và chính thức trở thành cơn bão số 7/ Hàn Quốc một lần nữa lên tiếng phản đối việc các quan chức Chính phủ Nhật Bản dự định thăm đền Yasukuni, nơi thờ các binh sỹ Nhật tử trận nhân kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2... là những thông tin đáng chú ý.

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng nay 14.8 vừa trình Ủy ban TVQH dự thảo nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục