Cách mạng tháng Tám ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/8/2013 | 9:03:39 AM

YBĐT - Ngày 22/8/1945, hàng ngàn người dân thị xã Yên Bái và các vùng xung quanh tập trung ở vườn hoa Nhà Kèn, dự mít tinh chào mừng khởi nghĩa Yên Bái thắng lợi, chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến, một kỷ nguyên mới ra đời, kỷ nguyên của một nước độc lập, tự do.

Đầu năm 1945, phe đồng minh do Liên xô đứng đầu bắt đầu phản công   phát xít Đức, Ý trên chiến trường Châu Âu. Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính quân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Trong Chỉ thị đó, Trung ương chỉ ra thời cơ cho dân tộc Việt Nam đã đến, đây cũng là mệnh lệnh tiền khởi nghĩa, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 13/8/1945, Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng quyết định Tổng khởi nghĩa.

Ngày 16/8, khai mạc Đại hội Quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), Đại hội quyết định Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Trong thư gửi đồng bào cả nước, Bác Hồ - Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa nhấn mạnh: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

Tại Yên Bái, sau chiến thắng bảo an quân ngày 19/6 và quân Nhật ngày 25/6/1945, Đội du kích Âu Cơ lớn mạnh không ngừng, đã lên hơn 800 người. Đầu tháng 7, Đội du kích Âu Cơ chia làm 3 mũi tiến vào giải phóng Nghĩa Lộ, quân ta chiếm kho thóc 3.000 tấn ở làng Mỵ, chia cho nhân dân. Nhân dân vô cùng phấn khởi, nhiều thanh niên hăng hái gia nhập quân giải phóng.

Khi quân giải phóng đến ngòi Thia, tri châu Văn Chấn  Đặng Phạm Lộc và Quản Nhượng trưởng đồn bảo an binh cùng bọn tùy tùng mang cờ trắng đến xin hàng, Nghĩa Lộ được giải phóng ngày 8/7, không tốn một viên đạn. Thừa thắng, ta cử một phân đội quân giải phóng đi giải phóng châu  Văn Bàn (5/8) và châu Than Uyên (7/8). Ngày 8/7, Đội du kích Cổ Văn tiến vào giải phóng châu lỵ Lục Yên.

Ngày 14/7, tri phủ Yên Bình bỏ chạy, ta tiếp quản huyện lỵ. Đến đầu tháng 8/1945, hầu hết các châu, huyện của tỉnh Yên Bái được giải phóng, chỉ còn quân Nhật và bọn bù nhìn tay sai co cụm  ở thị xã Yên Bái và đang rất hoang mang. Quân giải phóng đưa hai phân đội ra Lương Tầm, cách thị xã Yên Bái 25km, chờ tiến đánh thị xã. Thực hiện quyết định Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Trung ương Đảng ngày 13/8/1945, đồng chí Bình Phương - Chỉ huy trưởng quân giải phóng quyết định tiến đánh thị xã; đồng thời báo đồng chí Ngô Minh Loan, Bí thư Ban chấp hành Đảng liên tỉnh Phú Thọ - Yên Bái nhanh chóng kéo quân từ Nghĩa Lộ ra.  Cùng thời điểm này, đồng chí Nguyễn Phúc từ nhà tù Sơn La về đến Yên Bái và tham gia Ủy ban Khởi nghĩa.

Nhận được tín hiệu từ phía thị xã là lá cờ đỏ sao vàng do đồng chí Nguyễn Văn Nhận - liên lạc của Việt Minh thị xã, cắm trên đồi Piliong (nơi chôn viên công sứ Yên Bái Piliong) đối diện bên kia bến Âu Lâu, đêm 16 rạng ngày 17, quân giải phóng vượt sông Hồng ở bến Âu Lâu, Ngòi Chanh, Bảo Hưng tiến đánh quân Nhật ở thị xã. Giao tranh giữa quân giải phóng với lính Nhật và lính bảo an diễn ra ở các phố Hội Bình, Yên Hòa, Yên Lạc. Đến 9 giờ sáng ngày 17, quân Nhật phản công đẩy lùi quân ta về Trường Tiểu học Pháp-Việt (khu vực Trường Tiểu học Hồng Thái ngày nay).

Sau khi củng cố lực lượng, quân ta phản công, quân Nhật phải rút về Đồn Cao cố thủ. Chi bộ thị xã đã lãnh đạo các đoàn thể Thanh niên cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc nấu cơm, đun nước phục vụ quân giải phóng; chuẩn bị các cơ sở trong thị xã để cứu chữa  thương binh. Ủy ban Khởi nghĩa đã huy động quần chúng các vùng xung quanh cùng với nhân dân thị xã biểu tình, thị uy gây áp lực với quân đội Nhật và bè lũ tay sai. Nhận thấy tình thế sẽ bị tiêu diệt, ngày 18/8 quân Nhật lệnh cho tuần phủ Yên Bái cử 5 người do đốc tờ Đệ phụ trách y tế tỉnh dẫn đầu, mang cờ trắng sang Âu Lâu xin gặp chỉ huy của ta, mời chỉ huy của ta sáng hôm sau sang thị xã để quân Nhật bàn giao tỉnh cho quân cách mạng.

Đồng chí Ngô Minh Loan và đồng chí Trần Đức Sắc được cử đi đàm phán với quân Nhật tại tri phủ Trấn Yên. Tại cuộc đàm phán có quan ba Nhật chỉ huy lính Nhật tại Yên Bái, tỉnh trưởng Yên Bái Đỗ Văn Bình, tri phủ Trấn Yên An Văn Tùng. Đồng chí Ngô Minh Loan thay mặt quân cách mạng nêu yêu cầu của ta:

- Quân Nhật phải trao trả hoàn toàn chính quyền tỉnh Yên Bái cho Việt Minh.
- Vũ khí của quân Pháp bị quân Nhật chiếm phải trao trả hoàn toàn cho Việt Minh.
- Việt Minh sẵn sàng giúp quân Nhật lương thực và phương tiện vận chuyển về xuôi nếu quân Nhật yêu cầu.
- Việc cai trị của chính quyền cũ phải chấm dứt. Ngày 20/8 nhà chức trách cũ phải bàn giao ngân khố, kho tàng và mọi tài sản cho Việt Minh.

Trong cuộc đàm phán, quân Nhật hoàn toàn chấp nhận yêu cầu của ta. Tên quan ba Nhật nói: Ngay từ chiều nay cờ Việt Minh có thể treo khắp nơi trong tỉnh và từ ngày mai giao quyền cho Việt Minh cai trị tỉnh này.

Ngày 21/8, Ủy ban Khởi nghĩa chính thức tiếp quản thị xã, địa bàn cuối cùng của tỉnh Yên Bái được giải phóng. Ngày 22/8/1945, hàng ngàn người dân thị xã và các vùng xung quanh tập trung ở vườn hoa Nhà Kèn, dự mít tinh chào mừng khởi nghĩa Yên Bái thắng lợi, chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến, một kỷ nguyên mới ra đời, kỷ nguyên của một nước độc lập, tự do. Trong cuộc mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh do đồng chí Ngô Minh Loan làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Phúc làm Phó chủ tịch ra mắt nhân dân.

Trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Yên Bái, Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh đã quán triệt sâu sắc lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương, nắm bắt kịp thời cơ, tình hình bọn Nhật và bè lũ tay sai. Măc dù khi đánh chiếm thị xã, cơ quan đầu não của địch, quân giải phóng ít, kinh nghiệm chiến đấu chưa bao nhiêu nhưng Ủy ban Khởi nghĩa đã huy động được sức mạnh tổng của mọi lực lượng; kết hợp đấu tranh vũ trang với sự nổi dậy của quần chúng từ bên trong; đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đàm phán trên thế mạnh, khôn khéo và cương quyết, trên nguyên tắc quân Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Do vậy cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi. Trung ương đánh giá cuộc khởi nghĩa tháng 8/1945 ở Yên Bái ít đổ máu và giành chính quyền sớm so với các tỉnh trong khu vực.

 Trần Thi

Các tin khác

YBĐT - Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại tỉnh Yên Bái/ Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái./ Hôm 16/8, Ai Cập lại đứng trước một thử thách lớn khi các cuộc biểu tình quy mô toàn quốc bắt đầu diễn ra/ Sau vòng đàm phán thứ 7 diễn ra mới đây, Hàn Quốc và Triều Tiên cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận về việc mở lại khu công nghiệp chung Kaesong sớm nhất có thể... là những thông tin đáng chú ý.

 

Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới và Bộ NN & PTNT cơ sở sản xuất gỗ Công ty TNHH Đăng Khoa, xã Báo Đáp, Trấn Yên.

YBĐT - Trong 2 ngày 16 và 17/8, Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và đồng chí Cao Đức Phát - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến- Ủy viên BCH Trung ương Đảng- Bí thư tỉnh ủy Yên Bái (thứ 3 bên phải sang) trao tặng liên minh HTX tỉnh cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.

YBĐT - Ngày 16/8/2013, Liên minh HTX tỉnh Yên Bái đã tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2013-2018. Các đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng- Bí thư Tỉnh ủy, Phạm Duy Cường- Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và đồng chí Nguyễn Mạnh Cường- Phó chủ tịch liên minh HTX Việt Nam đã đến dự Đại hội.

Lãnh đạo HĐND thị xã Nghĩa Lộ trao đổi với các ban về nội dung hoạt động giám sát.

YBĐT - Những năm gần đây, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động như: điều hành các kỳ họp, giám sát, tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục