Quốc hội thảo luận tình hình KT – XH năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/10/2014 | 4:46:21 PM

YBĐT – Ngày 21/10, bước sang ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội XIII đã tiến hành thảo luận tại tổ về tình hình KT – XH năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015; kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2014; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2015. Tham gia thảo luận ở tổ gồm có Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Yên Bái, Hà Nam, Thừa Thiên Huế và Kon Tum.

Đại biểu Dương Văn Thống – Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu trong phiên thảo luận tại tổ
Đại biểu Dương Văn Thống – Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu trong phiên thảo luận tại tổ

Trong phiên thảo luận tại tổ, hầu hết các đại biểu nhất trí cao với báo cáo đánh giá của Chính phủ về tình hình KT – XH năm 2014 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2015. Đặc biệt là việc thực hiện các chỉ tiêu KT – XH trong năm 2014: đã có 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng kinh tế chưa bền vững. Bầy tỏ lo lắng trước tình hình nợ công, bội chi ngân sách, nợ xấu tăng cao…, các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp cụ thể để chặn đứng và giảm nợ công; cắt giảm các khoản chi không cần thiết nhằm tiết kiệm chi ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hạn chế cử cán bộ đi tham quan, học tập ở nước ngoài; tránh đầu tư dàn trải và thực tế hiện nay vẫn còn nhiều công trình đầu tư xây dựng còn dang dở và lãng phí trong chi tiêu công.

Các đại biểu cũng đề nghị, Chính phủ cần quan tâm tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn vay cho các doanh nghiệp chưa được tiếp cận nhiều và quan tâm đúng mức; thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà và cần có cơ chế, chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp phát triển; định hướng tổng thể chiến lược đầu vào, đầu ra cho các doanh nghiệp; thực hiện các chính sách gói kích cầu cho thị trường bất động sản… Tăng cường công tác quản lý nguồn tài nguyên, khoáng sản, xử lý ô nhiễm môi trường; chống trốn thuế, gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách; quan tâm hơn nữa công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bố trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường; tình hình an ninh trật tự, tệ nạn xã hội và tội phạm ma túy có nhiều diễn biến phức tạp rất đáng báo động.

Phát biểu thảo luận tại tổ, đại biểu Dương Văn Thống – Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nhất trí với báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của Chính phủ. Tuy nhiên, đại biểu Dương Văn Thống cho rằng việc chi ngân sách thường xuyên trong 3 năm trở lại đây tăng 6,8% trở lên, do vậy đề nghị Chính phủ cần làm rõ và có biện pháp cụ thể, rà soát lại tất cả các khoản chi.

Trong báo cáo về tình hình KT – XH, đại biểu Dương Văn Thống cũng đề nghị Chính phủ cần phân tích, đánh giá sâu hơn về mối quan hệ với Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư, du lịch, thương mại chứ không đơn thuần chỉ là các hoạt động xuất, nhập khẩu; cần có giải pháp cụ thể trong mối quan hệ đối ngoại và đầu tư nhằm xây dựng và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Việt – Trung ngày càng bền vững.

Về các chính sách đối với người có công, đại biểu Dương Văn Thống đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương khi ban hành chính sách mới cần xem xét, tính toán phải có đủ nguồn chi thì mới ban hành chính sách, nếu không sẽ nảy sinh vướng mắc trong nhân dân. Trước mắt, đề nghị Chính phủ cấp kinh phí để giải quyết cho 72 nghìn hộ gia đình người có công cho các địa phương theo số liệu đã rà soát, thống kê.

Đại biểu Nguyễn Công Bình (đoàn Yên Bái) đồng tình với báo cáo đánh giá của Chính phủ. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Công Bình nêu lên một số vấn đề đó là tồn kho trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục tăng cao; các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và đề nghị Chính phủ cần có báo cáo đánh giá kết quả của các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với sự phát triển của các doanh nghiệp (ảnh trên).

Về vấn đề thực hiện Nghị quyết 62 của Quốc hội về phát triển thủy điện, đại biểu Nguyễn Công Bình cho rằng: Qua thực tế giám sát và tiếp xúc cử tri được biết hiện nay, đời sống của người dân sau tái định cư để xây dựng thủy điện vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức theo đúng tinh thần nghị quyết của Quốc hội, điển hình như đời sống của người dân sống ở vùng thủy điện hồ Thác Bà (Yên Bái); thủy điện Sơn La, Lai Châu..., đề nghị Chính phủ cần thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và sớm ban hành cơ chế, chính sách về vấn đề này.

Bên cạnh đó, việc trồng rừng thay thế sau khi xây dựng thủy điện thì diện tích trồng rừng thay thế hiện nay đạt rất thấp, mới đạt 10% theo kế hoạch và đề nghị Chính phủ cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể, quyết liệt hơn về vấn đề này.

Đức Toàn

Các tin khác

YBĐT - Ngày 21/10, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ lần thứ 24 (mở rộng) nhằm đánh giá nhiệm vụ công tác 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2014; quán triệt, triển khai Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; lấy phiếu rà soát, bổ sung, quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc Kỳ họp.

YBĐT - Sáng nay (20/10), tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội mới, quận Ba Đình, Hà Nội, đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến lần đầu với 12 dự luật khác và xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác của đất nước.

Có chính sách hỗ trợ chăn nuôi, nhiều hộ dân đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Cả dân tộc đã trải qua 45 năm thực hiện “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh song điều đặc biệt là những lời Bác để lại dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua vẫn vẹn nguyên giá trị. Bác viết trong “Di chúc”: “… Đảng cần phải cókế hoạchthật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Đây là kỳ họp Quốc hội đầu tiên diễn ra tại hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội mới, tại quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII dành khoảng 2/3 thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục