Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường Chính trị tỉnh Yên Bái (20/8/1956 – 20/8/2016)

Phối hợp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/8/2016 | 4:05:17 PM

YBĐT - Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ đó lại càng cấp thiết khi đất nước ta đang trên đà phát triển.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các nghị quyết, chỉ thị của trung ương, của Tỉnh ủy; đưa ra một số giải pháp phối hợp quản lý quy trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Các giải pháp hướng tới tập trung đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy "Lấy học viên làm trung tâm” và thực hiện tốt “4 hiệu quả” (đào tạo hiệu quả, giảng dạy hiệu quả, học tập hiệu quả, phục vụ hiệu quả); nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cả về nhận thức lý luận, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và tác phong, phương pháp công tác.

Quán triệt một cách sâu sắc quan điểm chỉ đạo đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự tạo điều kiện của các cấp, ngành, địa phương, nhà trường không ngừng đổi mới toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đóng góp quan trọng  tạo nguồn cán bộ phục vụ sự nghiệp đổi mới.

Có thể nói, thời gian qua là chặng đường đầy khó khăn, thử thách, song đã đánh dấu sự cố gắng vươn lên và những bước phát triển vượt bậc của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có những hạn chế cần sớm được khắc phục trong công tác phối hợp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nhà trường. Chất lượng công tác phối hợp quản lý quy trình đào tạo có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng to lớn tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, công tác phối hợp quản lý ở Trường Chính trị tỉnh thời gian qua đã và đang đặt ra yêu cầu đòi hỏi khách quan là phải nhanh chóng bắt tay triển khai thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác phối hợp quản lý quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 6 (mở rộng) cho ý kiến vào các nội dung trình kỳ họp thứ 16-HĐND tỉnh khóa XVII, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã có ý kiến kết luận chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 là: “Việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thực sự đảm bảo chất lượng, tránh việc triển khai cho hoàn thành kế hoạch. Chú ý gắn với việc thực hiện Quyết định 402/QĐ-TTg của Chính phủ về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Riêng các lớp bồi dưỡng, cần nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể về hình thức tổ chức lớp, về phương pháp giảng dạy, về giảng viên, về học viên và có bài thu hoạch sau lớp bồi dưỡng, có kết quả gửi về cơ quan chủ quản”. 

Thực hiện chỉ đạo này, đồng thời để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa, phòng và đơn vị hữu quan trong việc quản lý quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho công cuộc đổi mới hiện nay, nhà trường cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, thực hiện quy chế đào tạo - tăng cường quản lý học viên: chất lượng đào tạo của một nhà trường có ảnh hưởng rất lớn, bởi công tác quản lý học viên phải duy trì tốt nền nếp dạy và học; quản lý tốt việc thực hiện quy chế đào tạo, đặc biệt là quản lý sỹ số trên lớp, quy định kiểm tra vở ghi của học viên, công tác tổ chức thi, kiểm tra; chất lượng soạn, giảng của giáo viên; nâng cao vai trò chủ động của các khoa chuyên môn trong phân công, bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá giảng viên...; nâng cao chất lượng và hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn bộ quy trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Có như vậy, mới hạn chế tối đa tính thụ động, ỷ lại, thiếu nghiêm túc trong học tập và rèn luyện của học viên. Đồng thời, xây dựng đội ngũ giáo viên có một tác phong, thái độ và tính kỷ luật cao trong công tác, trong làm việc.

Hai là, thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động phối hợp quản lý: Kiểm tra, đánh giá các hoạt động phối hợp với nhiều hình thức khác nhau vừa có tác dụng điều chỉnh vừa có ý nghĩa thúc đẩy đối với chính quá trình này. Ban Giám hiệu, hội đồng khoa học nhà trường thường xuyên phân công tham gia theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới nói trên, thông qua vai trò của trưởng khoa, trưởng phòng, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động của thanh tra chuyên môn nhà trường.

Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn cần được đổi mới theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót trong sự phối hợp giữa các khoa giảng dạy với các phòng chức năng.

Mặt khác, cần kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá của khoa chuyên môn và của Ban Giám hiệu để xác định những vấn đề chung cần giải quyết trong tình hình thực hiện phối hợp quản lý các quy trình đào tạo, bồi dưỡng trong tập thể các khoa, phòng, tổ chuyên môn và mỗi giáo viên.

Ba là,  đa dạng hoá, tích cực hóa hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại Trường: Giáo viên là người thực hiện các hoạt động dạy học ở trên lớp, đồng thời cũng là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình phối hợp quản lý. Bởi vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngay tại nhà trường như chế độ đọc tài liệu, bản tin nội bộ, thông tin thời sự hàng tuần, thao giảng, dự giờ và việc thành lập câu lạc bộ giảng viên trẻ. Thông qua các hoạt động đó để hoạt động thực hành các kỹ năng sư phạm, đổi mới phương pháp.

Khi trình độ người giáo viên được nâng cao thì quá trình phối hợp tổ chức quản lý quy trình đào tạo lại càng được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có chất lượng hơn. Trong Nghị quyết TW5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, đã khẳng định: “Cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp công tác giáo dục lý luận chính trị, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả...”.

Nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, ngày 23/02/2016, Hội đồng Khoa học nhà trường đã hội thảo khoa học cấp trường về “Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng bài giảng, gắn lý luận với thực tiễn…”. Đây là một trong những giải pháp rất thiết thực và có ý nghĩa quyết định ảnh hưởng đến uy tín nhà trường, uy tín cá nhân các giảng viên và cũng nhằm tăng cường xây dựng các điều kiện cho quá trình phối hợp quản lý đạt hiệu quả cao.

Bốn là, tăng cường vai trò quản lý của Ban Giám hiệu với Phòng Đào tạo, các phòng chức năng, giảng viên và các đơn vị phối hợp: Ban Giám hiệu cần có nhận thức và quan điểm chỉ đạo tập trung ưu tiên đối với hoạt động đổi mới, tăng cường sự phối hợp quản lý; luôn xác định đây là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch công tác của các khoa giảng dạy, các phòng chức năng của nhà trường; hàng tuần, hàng tháng, hàng quý thông qua giao ban nắm bắt tình hình để kiểm tra, đôn đốc.

Xây dựng các quy định mang tính chế tài và phân cấp quản lý cho các khoa, phòng để quản lý có hiệu quả nề nếp và chất lượng các hoạt động đổi mới phối hợp quản lý quy trình đào tạo trong nhà trường.

Nâng cao vai trò gương mẫu và năng lực chỉ đạo chuyên môn của Ban Giám hiệu và đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường: khi Ban Giám hiệu và đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường cùng thống nhất trong nhận thức về ý nghĩa, sự cần thiết và có những hành động cụ thể trong việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phải cùng đồng tâm nhất trí, dồn trí và lực để thực hiện thường xuyên, có hiệu quả các hoạt động đổi mới theo kế hoạch chỉ đạo đã được bàn bạc, hoạch định, cùng đánh giá mọi hoạt động từ tổ chuyên môn đến các khoa, phòng, các bộ phận, mỗi giáo viên, mỗi lớp học dựa trên tiêu chí chất lượng và hiệu quả của các hoạt động thì nhất định quá trình đổi mới phối hợp quản lý các quy trình đào tạo sẽ đạt kết quả tốt.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các phòng, các đơn vị hữu quan để khắc phục kịp thời những khó khăn trong quản lý để hỗ trợ kịp thời cho các giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động phục vụ lớp học, quản lý chặt chẽ quy trình đào tạo, đặc biệt là đối với các lớp tập trung. Nhiều công việc do Phòng Hành chính-Tổ chức đảm nhận có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng hoạt động quản lý lớp như vệ sinh lớp học, chuẩn bị chỗ ăn, nghỉ cho học viên, nước uống học viên… Phải loại trừ tình trạng chủ nhiệm lớp phải chạy theo, “nhờ vả” bộ phận hành chính, nhất là những lúc do tính cấp bách của công việc. Đồng thời, về phía giáo viên chủ nhiệm lớp cũng phải chủ động phổ biến các nội quy, quy định sát với các hoạt động phục vụ giảng dạy, chủ động đề nghị Phòng Hành chính - Tổ chức phối hợp để hoàn thành công việc đúng kế hoạch.

Phòng Đào tạo, đặc biệt là chủ nhiệm lớp cần phối hợp chặt chẽ với các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, với đồng chủ nhiệm (đối với các lớp hệ không tập trung đặt tại các huyện, thị) và ban cán sự lớp trong quá trình quản lý lớp, báo cáo thường xuyên tình hình lớp học với ban chỉ đạo lớp học để có sự chỉ đạo kịp thời, cần đổi mới phương thức quản lý, tăng cường vai trò của Trường Chính trị tỉnh, tuyệt đối không khoán trắng công tác quản lý đào tạo cho trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Đồng thời, nhà trường thường xuyên phối hợp, trao đổi với các cơ quan, đơn vị chủ quản của học viên trong việc bố trí thời gian học tập, cùng phối hợp quản lý để tạo điều kiện cho học viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập, đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, tăng cường quản lý các quy trình đào tạo.

Năm là, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập: Đây là một yêu cầu rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, bởi vì không thể có chất lượng đào tạo nếu “Trường không ra trường”; tất nhiên, cũng phải hiểu rằng, không phải cứ có cơ sở vật chất là có chất lượng. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cơ sở vật chất của nhà trường ngày một khang trang, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và trên thực tế, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và qui mô đào tạo, bồi dưỡng của Trường ngày một nâng lên.

Chất lượng đào tạo là một yêu cầu có tính chất sống còn của một cơ sở đào tạo, đó là lý do để tồn tại của bất kỳ cơ sở đào tạo nào, trong những phương hướng, nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đào tạo, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các đơn vị giáo dục đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng”; nâng cao chất lượng đào tạo là một việc làm khó, nó đòi hỏi chúng ta phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ và luôn phải thường xuyên quan tâm đến nội dung này. 

Lê Ánh Hồng - Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Cứ tri thành phố Yên Bái nêu kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh khoá XVIII trước kỳ họp thứ 2.

YBĐT - Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVIII, các tổ đại biểu đã tham gia các cuộc tiếp xúc để thông báo tới cử tri kết quả kỳ họp thứ nhất, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị của cử tri chuyển tải đến HĐND tỉnh và các ngành chức năng xem xét, giải quyết.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp.

Chiều 18/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã bế mạc Phiên họp thứ hai sau 2 ngày làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến.

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ đề xuất sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015 của dự án Hồ Tả Trạch cho hợp phần bồi thường, di dân tái định cư và cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an trao Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Công an tỉnh Yên Bái.

YBĐT – Sáng 16/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (16/8/1946 – 16/8/2016) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục