Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 8-13/8
- Cập nhật: Thứ bảy, 4/8/2018 | 9:22:05 AM
Từ ngày 8-13/8, Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIV sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Bế mạc Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
|
Theo dự kiến Chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung.
Về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của bảy dự án luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, đó là Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Kiến trúc.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016.”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ngày 13/8) về hai nhóm vấn đề.
Nhóm vấn đề thứ nhất: Việc thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục-đào tạo, y tế...), hạ tầng xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan gồm có Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông Vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Lao động-Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nhóm vấn đề thứ hai: Công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; tội phạm kinh tế; tội phạm về chức vụ; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm ma túy. Công tác quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các tin khác
Có những giá trị xã hội ở Việt Nam được xem như là tự nhiên, trong đó có chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tiền thân của chế độ dân chủ XHCN là chế độ dân chủ, cộng hòa, ra đời sau cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Với chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cầm quyền, lần đầu tiên người Việt Nam mới có các quyền công dân (QCD) và quyền con người (QCN).
YBĐT – Chiều 3/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức buổi làm việc với Tập đoàn ALPHANAM do ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn làm trưởng đoàn để nghe Tập đoàn báo cáo ý tưởng về Dự án khu công viên văn hóa, thể thao, du lịch và phụ trợ hồ Thác Bà.
YBĐT - Chiều 3/8, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.
YBĐT - Chiều 3/8, Ban Thường vụ (BTV) Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) khóa VIII, kỳ họp lần thứ 15 (mở rộng) bầu bổ sung Ủy viên BCH, Ủy viên BTV, chức danh Chủ tịch HND tỉnh Yên Bái khóa XIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018.