Quốc hội tiếp tục thảo luận việc xử lý cán bộ về hưu vi phạm

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/6/2019 | 9:05:11 AM

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào hôm nay.

Dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào ngày 10/6.
Dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào ngày 10/6.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 10/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chiều cùng ngày, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân. 

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Trước đó, vào chiều 24/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Theo đó, điều 84 dự Luật được bổ sung nội dun cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình trong thời gian công tác; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có vi phạm.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, các Bộ, ngành, địa phương đều nhất trí bổ sung quy định trên vào dự Luật. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính pháp lý vì người đã nghỉ hưu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có vi phạm thì những văn bản, quyết định của người này ký còn hiệu lực hay không...

Ông Lê Vĩnh Tân nói, do đây là hình thức kỷ luật mới, trường hợp áp dụng tương đối rộng nên thực tế có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau; vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép quy định chi tiết ở nghị định.

Cơ quan thẩm tra dự án luật đề nghị nghiên cứu quy định về các hình thức xử lý kỷ luật phải bảo đảm hệ quả pháp lý gắn trực tiếp với quyền lợi cá nhân về vật chất, tinh thần mà người có hành vi vi phạm đã được hưởng trong thời gian công tác hoặc nghỉ hưu nhằm có tính răn đe, thuyết phục cao hơn. 

Thảo luận tại tổ về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý nghiêm một số cán bộ nghỉ hưu có sai phạm trong quá trình công tác trước đây đã tạo hiệu ứng đồng tình trong xã hội, "hạ cánh không an toàn”. Song cũng cần cân nhắc để quy định sao cho phù hợp.

Góp ý vào Dự án luật, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương Hoàng Văn Trà (đoàn Phú Yên) cho rằng, việc luật hoá cần cụ thể để rõ tính pháp lý của những văn bản mà ngày xưa những người này chịu trách nhiệm khi còn giữ chức vụ.

"Ví dụ một ông nguyên là hiệu trưởng trường đại học ký bằng tốt nghiệp, bây giờ người đó bị cách chức thì tôi có phải đổi bằng không? Quy định thế nào đó cho đảm bảo. Ông hiệu trưởng sau đó còn làm Thứ trưởng, Bộ trưởng nữa rồi mới nghỉ hưu. Người này bị cách chức hiệu trưởng do sai phạm ở thời điểm đó, thì không biết chức Thứ trưởng, Bộ trưởng sau này thế nào? Vì không có cấp dưới làm sao lên được cấp trên, mà ông vi phạm ngay từ dưới rồi. Cái này cũng phải nghiên cứu” – ông Trà đặt vấn đề.

Nhắc lại một loạt công chức, cán bộ ở địa phương mắc sai phạm nhưng đã nghỉ hưu, Đại biểu Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu cho biết, những trường hợp không xử lý được và cũng không giải quyết được điều gì vì họ đã "hạ cánh an toàn”. Vì vậy, bà đề nghị cần phải có quy định rõ hơn vấn đề này trong dự luật.

(Theo VOV)

Các tin khác

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trưng ương Nguyễn Xuân Thắng làm việc tại Yên Bái/ Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà dự sinh hoạt với chi bộ thôn/ UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ tháng 6/ Hội nghị chuyên đề về công tác cải cách hành chính... là những sự kiện nổi bật tỉnh Yên Bái tuần qua.

Sáng 8/6, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với UBND các huyện, thị xã, thành phố chuyên đề về công tác cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2019. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CCHC tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định cộng đồng quốc tế đã ghi nhận vai trò, đóng góp của Việt Nam khi bầu ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an.

Ông Trương Gia Tường, Cựu Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội.

Việt Nam một lần nữa trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) là một biểu hiện cho thấy vị thế và uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục