Tổng kết Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2019 | 9:11:28 AM

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc tổng kết phải đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 48.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Theo kế hoạch, việc tổng kết nhằm đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong 15 năm qua. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam thời gian tới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, phục vụ việc xây dựng các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc tổng kết phải đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 01-KL/TW ngày 4/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và yêu cầu, nội dung tổng kết theo Kế hoạch số 1267-KH/BCĐ ngày 15/5/2019 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW.

Đồng thời kế thừa kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW đã tiến hành vào năm 2015, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ với tổng kết Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

Bên cạnh đó, đề xuất các định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật cho giai đoạn tiếp theo; góp phần chuẩn bị nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; đề xuất, kiến nghị dự thảo nghị quyết, kết luận hoặc chỉ thị của Bộ Chính trị (nếu có).

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW và Kết luận số 01-KL/TW tại cơ quan, tổ chức, địa phương.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin thêm về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết điều này tại buổi thông tin thêm về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Triệu Thị Huyền phát biểu thảo luận tại hội trường. (Phương Hoa - TTXVN)

Chiều 10/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Nạn tham nhũng vặt tạo ra thói quen hành xử xấu cho xã hội. (Ảnh minh họa)

Nói là “tham nhũng vặt”, nhưng trên thực tế, hậu quả của nó không hề “vặt” mà trở thành một nét văn hóa xấu xí của người Việt. Bởi chính “phép vua thua lệ làng” làm nhức nhối kéo lùi sự phát triển của cả xã hội, làm chậm quá trình phát triển đất nước, xói mòn lòng tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh phát biểu kết luận Hội nghị.

Ngay sau khi huyện Mù Cang Chải tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mù Cang Chải lần thứ III - năm 2019 (ngày 10/6), Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm đại hội điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục