Quốc hội biểu quyết Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Kiến trúc

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/6/2019 | 2:11:09 PM

Sáng 13/6, Quốc hội biểu quyết Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi) và chiều cùng ngày sẽ biểu quyết Luật Kiến trúc.

Sáng 13/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Đầu tư công (sửa đổi) và thảo luận về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
Sáng 13/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Đầu tư công (sửa đổi) và thảo luận về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, sáng 13/6, Quốc hội biểu quyết Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi) và thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Việc sửa đổi Luật Dân quân tự vệ tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, tính thống nhất với Luật Quốc phòng sửa đổi năm 2018 và một số luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật.

Dự thảo Luật trình Quốc hội gồm 8 Chương, 50 Điều (giảm 01 Chương, 16 Điều so với Luật Dân quân tự vệ năm 2009). Một số vấn đề xin ý kiến Quốc hội gồm: Tính hợp hiến, sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tính khả thi; bố cục của dự thảo Luật; vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ; nhiệm vụ của Dân quân tự vệ; tổ chức, mở rộng lực lượng dân quân, tự vệ; tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp; hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ...

Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Chiều 13/6, Quốc hội biểu quyết Luật Kiến trúc và thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).

Dự thảo Luật trình xin ý kiến Quốc hội gồm 3 Điều, tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan liên quan; các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động Kiểm toán Nhà nước, tránh chồng chéo trong quy định về thẩm quyền của Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan chức năng. 

Một điểm mới đáng chú ý là điểm d, khoản 2, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung theo hướng "Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại" nhằm bao quát toàn diện quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).
(Theo VTV)

Các tin khác

Sáng 13/6, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá công tác chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện phục vụ kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh khóa XVIII.

Kết quả biểu quyết.

Mở đầu phiên họp sáng nay, 13/6, với 442/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết bỏ phiếu tán thành (chiếm 91,32% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Ảnh minh họa.

Nhiều người cho rằng căn bệnh "tham nhũng vặt" hay “ghẻ ruồi” tồn tại cùng quyền hành và thế lực. Nói cách khác, không có quyền hành, thế lực, không thể tham nhũng. Và tất cả tham nhũng lớn hầu như đều bắt đầu bằng “tham nhũng vặt”! Chính vì vậy, việc tập trung xử lý, ngăn chặn bệnh “ghẻ ruồi” không còn là "chuyện vặt"...

Đại biểu Quốc hội tranh luận.

Sáng 13/6, Quốc hội biểu quyết Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi) và thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục